menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trương Huy Hoàng

Biến chủng Delta đe dọa đà phục hồi của kinh tế Úc

Những người buôn bán không còn việc làm, từ những nhà bán lẻ đến các quán cà phê, và biến thể Delta của Covid-19 đang làm mờ đi triển vọng của nền kinh tế 1,5 nghìn tỷ USD này, một trong số không nhiều các nền kinh tế đã đối phó thành công với đại dịch tr

Kinh tế đang trên đà suy giảm

Một số nhà phân tích cho rằng, kinh tế Úc đang trên đà suy giảm trong quý này, và có thể ghi nhận lần suy giảm đầu tiên kể từ tháng 6/2020, trong bối cảnh ngày càng có nhiều khuyến nghị cho rằng Sydney nên được phong tỏa vô thời hạn. Bộ trưởng Tài chính Úc Josh Frydenberg dường như đồng tình với khả năng này khi cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình gần đây rằng, “quý III có thể sẽ là một quý tăng trưởng âm". Ông cũng cho biết, các đợt đóng cửa mới nhất có thể khiến nền kinh tế thiệt hại khoảng 220 triệu USD mỗi ngày.

Sự thay đổi đột ngột trong triển vọng kinh tế Úc là do biến thể Delta gây ra khi các nhà hoạch định chính sách ở các nước phát triển khác bắt đầu có suy nghĩ về việc phải nhanh chóng mở cửa lại nền kinh tế. Tại Sydney, thành phố đông dân nhất của Úc và là thủ phủ của bang New South Wales (NSW), lần đầu tiên hoạt động xây dựng bị dừng lại trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 gia tăng khiến thành phố này rơi vào tình trạng bị phong tỏa nặng nề nhất kể từ khi đại dịch bùng phát.

Bà Gladys Berejiklian, Thủ hiến bang NSW cho biết: “Tôi không nghĩ tất cả mọi người đều đã nhận thức cao về mức độ lây lan của biến chủng này và sự khác biệt của nó với các biến chủng trước đây”. Vị này ngày 21/7 cho biết, bang NSW đã ghi nhận 110 ca Covid-19 trong 24 giờ qua (chủ yếu ở Sydney). Một ngày sau đó vào thứ Năm, số ca mắc mới tiếp tục tăng lên 124 người, mức cao nhất trong 16 tháng qua. Mặc dù đã trải qua phong tỏa 4 tuần, song số ca nhiễm vẫn tăng. Điều đó cho thấy, việc người dân ra ngoài vẫn là nguyên nhân chính khiến cho dịch bệnh lây lan. Vì vậy, bà Berejiklian cho rằng, điều mấu chốt hiện nay vẫn là người dân hạn chế ra khỏi nhà.

Là vị lãnh đạo đã kiểm soát tốt các đợt bùng phát virus trước đó mà không phải áp đặt các đợt đóng cửa trên diện rộng, nhưng lần đầu tiên bà Berejiklian đã phải đưa ra quyết định phong tỏa Sydney vào ngày 26/6 và kể từ đó đã thắt chặt các hạn chế như cấm các hoạt động xây dựng, đóng cửa các cửa hàng bán lẻ không thiết yếu và kêu gọi các chủ lao động khôi phục các chính sách nghiêm ngặt, cho nhân viên làm việc tại nhà. Nên nhớ, chỉ riêng lĩnh vực xây dựng đã chiếm khoảng 9% sản lượng hàng năm của Úc, trong khi bán lẻ cũng chiếm hơn 4%.

“Biến chủng Delta đã đánh bại mọi dự đoán trên thế giới”, bà Berejiklian nói và gọi biến thể này là “gamechanger” - kẻ thay đổi cuộc chơi, đồng thời cho biết các quy định hạn chế có thể tiếp tục được duy trì cho đến khi tỷ lệ tiêm chủng tăng lên.

Rủi ro đình lạm

Trong khi đó các nhà kinh tế cảnh báo rằng, việc phong tỏa lâu hơn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng vì NSW đóng góp tới 1/3 GDP của Úc. Họ cũng cho rằng NHTW Úc (RBA) trong cuộc họp vào ngày 3/8 tới có thể buộc phải đảo ngược quyết định được đưa ra hồi đầu tháng này về việc sẽ bắt đầu giảm bớt kích thích tiền tệ từ tháng 9/2021.

“Các diễn biến đang diễn ra đáng lo ngại vì mọi thứ đã không đi theo hướng mong muốn trên mặt trận Covid-19, đặc biệt là ở NSW”, Gareth Aird, Trưởng bộ phận kinh tế Úc của Commonwealth Bank cho biết. Chuyên gia này cũng cho rằng, không thể thực hiện kịch bản theo đó phong tỏa sẽ diễn ra vô thời hạn cho đến khi tỷ lệ dân số được tiêm chủng đạt đến mức mà các nhà hoạch định chính sách cho là có thể chấp nhận được để mở cửa lại nền kinh tế.

Triển vọng kinh tế nhanh chóng trở nên u ám một phần vì biến chủng Delta gây lây nhiễm quá nhanh, một phần khác vì tiêm chủng chưa đạt hiệu quả khi mới chỉ chưa đến 12% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Điều này trái ngược hoàn toàn với thành công mà Úc từng “khoe” chỉ vài tháng trước, khi nền kinh tế phục hồi nhanh chóng lên trên mức trước đại dịch. Ngoài những thành công ban đầu trong việc ngăn chặn Covid-19, thì những sự hỗ trợ lớn của chính phủ cũng đã trợ giúp nhiều năm ngoái. Còn vào thời điểm hiện tại, các khoản hỗ trợ không còn hào phóng bằng.

Đình lạm (hiện tượng nền kinh tế đình đốn trong khi lạm phát cao) là một trong những rủi ro mà kinh tế Úc phải đối mặt hiện nay. Các doanh nghiệp và người lao động ngày càng cảm thấy thất vọng với tình trạng bị phong tỏa hết lần này đến lần khác. Hãng hàng không quốc gia Qantas Airways cho biết, khai thác các chuyến bay nội địa đã giảm xuống dưới 40% so với mức trước dịch Covid-19 và cảnh báo, người lao động có thể bị sa thải mà không được trả lương nếu tình trạng phong tỏa tiếp tục kéo dài.

Nhưng không phải chỉ có Úc đang một mình chiến đấu với biến thể Delta. Sự gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm trên toàn cầu (chủ yếu vì biến chủng này) đã tác động lớn đến tâm lý NĐT trên các thị trường chứng khoán và tài chính toàn cầu, đồng thời phủ bóng đen lên những dự đoán khả quan về tăng trưởng kinh tế vừa nhen nhóm trong bối cảnh ngày càng có nhiều quốc gia phải tái áp dụng các quy định hạn chế và giãn cách.

“Biến thể Delta đang gây ra lo lắng về nguy cơ đình lạm, đây là sự kết hợp tồi tệ giữa tăng trưởng kinh tế chậm lại và lạm phát thì tăng lên. Đình lạm hiện là một rủi ro cho các NĐT và rủi ro này thậm chí còn lớn hơn cả rủi ro lạm phát”, Nancy Davis, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Quadratic Capital Management cho biết.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả