Bí mật về margin mà CTCK không muốn cho bạn biết
Đã là nhà đầu tư cổ phiếu chắc hẳn mọi người đều đã được nghe qua, biết hoặc sử dụng Margin – một khoản vay do CTCK cấp để NĐT có thể thực hiện giao dịch cổ phiếu hoặc trái phiếu. Biết và sử dụng đã lâu nhưng có những bí mật về Margin mà CTCK không hề muốn cho bạn biết.
Thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2000 – 2024
Được bắt đầu từ năm 2000 với 100 điểm và hiện nay vào đầu tháng 4 năm 2024 là 1265 điểm, nếu cộng thêm cổ tức thì trong vòng 24 năm lợi suất trung bình tại TTCK VN rơi vào khoảng 12.5%/năm (chưa trừ lạm phát).
⇒ Lợi suất cao hơn so với các kênh như gửi tiết kiệm, đầu tư vàng… nhưng vẫn chưa thể so sánh với kênh đầu tư BĐS.
Nhưng câu chuyện này liên quan gì đến bí mật về Margin mà CTCK không muốn cho chúng ta biết? Chúng ta cùng tiếp tục theo dõi bài viết.
“Bật mí” bí mật về Margin mà CTCK không muốn bạn biết2.1 Lãi suất Margin cao ngất ngưởng
Dưới đây là hình ảnh bảng thống kê lãi suất cho vay Margin tại một số CTCK vào tháng 03/2024:
Nhìn vào hình ảnh có thể thấy mức lãi suất Margin danh nghĩa trung bình khoảng 13.5%, gấp 2.6 lần so với mức lãi suất gửi ngân hàng.
Nhiều NĐT đưa ra ý kiến rằng có những công ty sở hữu mức lãi suất rất thấp nhưng AzFin đang tính theo tỷ trọng cho vay trung bình. Trong các công ty lãi suất tương đối thấp, chỉ có TCBS là cho vay Margin nhiều, còn lại các công ty cho vay Margin nhiều như VPS, VNDS, SSI… thì lãi suất rất cao và trung bình là 13.5%/năm.
Tính theo lãi đơn, chúng ta chia ra tương ứng với 0.0375%/ngày, thời hạn vay Margin tối đa 3 tháng thì phải đảo nợ hoặc phải mua đi bán lại.
Đảo nợ sẽ có một số công ty miễn phí nhưng đa phần các CTCK sẽ thu phí đảo nợ khoảng 0.2 – 0.5% khoản vay NĐT sẽ tiếp tục được gia hạn thêm 3 tháng.
Bản chất của việc này là các CTCK chỉ mong muốn NĐT sẽ vay Margin ngắn hạn thay vì dài hạn. Nếu NĐT muốn vay dài hạn, bạn bắt buộc phải chi trả thêm lãi, thêm chi phí.
Tại sao CTCK lại làm như vậy? Tại sao không cho NĐT vay dài hạn để hưởng lãi suất dài?
Nguyên nhân vì các CTCK muốn NĐT vay xong trả xong lại vay, liên tục như vậy trong một khoảng thời gian thì hiệu suất của lãi suất kép sẽ được phát huy tối đa.
Thông qua các báo cáo, hình ảnh có thể thấy lãi suất được công bố khoảng 13.5% nhưng trên thực tế, lãi suất thực có thể lên đến 14.5 – 17.5%/năm cao hơn so với mức tăng trưởng VnIndex tăng trưởng 12.5%/năm.
Vì sao lãi suất thực lại cao hơn lãi suất danh nghĩa?
NĐT có thể hiểu như sau:
Khi bạn vay thời hạn một năm, sau đúng một năm bạn mới thanh toán khoản vay thì phần lãi suất phải trả là 13.5%/năm.
Khi vay 3 ngày, bạn sẽ thực hiện vòng lặp mua đi bán lại, vay xong trả rồi lại tiếp tục vay. Điều này sẽ khiến NĐT mất thêm khoản lãi 0.0375%/ngày. Khi đó CTCK sẽ lấy phần lãi gộp vào gốc và tiếp tục cho vay lấy lãi gộp gốc. Từ đó lãi mẹ đẻ lãi con khiến lãi suất thực của CTCK cho vay ra là 14.5 – 17.5%, nếu so với lãi gửi ngân hàng cao hơn gấp 3 lần.
Đây là mức lãi cao ngất ngưởng, so với chỉ số hàng năm của VnIndex tăng 12.5% nhưng lãi vay để đầu tư lên đến 14 – 17.5%. Vậy kết cục chung của NĐT là lãi vay đầu vào cao hơn cả việc tạo ra lợi nhuận.
Đây là nguyên nhân chính khiến cho những NĐT sử dụng đòn bẩy thường rơi vào cảnh thua lỗ trên TTCK.
Chưa kể đến, NĐT vay Margin thường giao dịch rất nhiều, đồng nghĩa với việc mất thêm nhiều phí thuế đối với mỗi lượt giao dịch mua và bán cộng thuế mất khoảng 0.4%.
Nếu NĐT quay 1 năm 20 vòng thì sẽ mất 8%, quay 50 vòng thì mất 20% và quay 100 vòng thì mất khoảng 50% giá trị tài sản, chưa kể các chi phí khác như phí lưu ký và thuế cổ tức…
Như vậy đối với NĐT active ngoài việc trả lãi rất cao từ 14.5 – 17.5% sẽ còn mất thêm 10 – 50% cho các phí thuế.
Từ đó có thể thấy nếu sử dụng Margin đa phần mọi người đều thua lỗ và tất nhiên điều này thì không một CTCK nào muốn NĐT biết vì sẽ ảnh hưởng đến sức dùng Margin trên thị trường, CTCK cũng sẽ mất đi một phần lợi nhuận.
Thông qua các báo cáo tài chính, có thể thấy kinh doanh môi giới tại các CTCK đa phần thua lỗ, chỉ có một số CTCK tạo ra lãi ở dịch vụ môi giới, còn lại lợi nhuận của CTCK đa phần đến từ việc cho vay Margin.
“Cú lừa” miễn phí lãi hoặc lãi suất cực thấp
Miễn phí lãi suất
Bí mật về Margin thứ 2 mà AzFin muốn nhắc đến chính là về vấn đề miễn phí lãi hoặc lãi suất cực thấp. Trên thực tế, NĐT và CTCK sẽ nói không có “cú lừa” nào ở đây cả vì mọi thông tin, điều khoản đều được công bố rất minh bạch. Nhưng thực tế ẩn sâu bên trong nó lại giống như một cú lửa.
Vì sao AzFin lại chia sẻ như vậy?
Nhiều NĐT có thể đã từng nghe nhân viên môi giới hoặc CTCK quảng bá rằng việc giao dịch chứng khoán ở công ty có thể nhận được một gói dịch vụ miễn phí 3 – 5 ngày, thậm chí 7 ngày nhưng sau đó lãi suất sẽ rất cao.
Thường NĐT sẽ nghe quảng bá nếu vay Margin khoảng dưới 20 – 25 ngày sẽ lãi hơn so với vay Margin bình thường, còn để dài hơn sẽ phải chịu lãi cao hơn nhiều.
Dù quảng bá rất hời đối với NĐT nhưng thực chất, mục đích chính của CTCK chính là các khoản vay Margin ngắn ngày.
NĐT được miễn lãi suất trong vòng 3 – 7 ngày, vậy là những người vay Margin sẽ mua và bán đi trong vòng thời hạn được miễn phí để tránh mất lãi và khi NĐT giao dịch thì tất nhiên sẽ phải mất phí giao dịch, thuế… Thay vì NĐT tiết kiệm được một chút lãi thì NĐT sẽ mất thêm phí các vòng quay như vậy khoảng 0.4%.
Ngoài ra, khi NĐT quay như vậy sẽ bị rơi vào vòng lặp “Margin chồng Margin”.
VD: Khi NĐT vừa bán ra, tiền chưa về tài khoản, Margin chưa thanh toán nhưng NĐT có thể tiếp tục ứng vay. Ngay lập tức NĐT có nhu cầu sẽ tiếp tục vay thêm lần nữa, từ đó CTCK sẽ thu được rất nhiều khoản phí như lãi, phí giao dịch…
Vậy nên NĐT cần hết sức chú ý đối với “bẫy” miễn phí lãi suất để tránh bị đánh lừa.
Lãi suất cực thấp
Một số CTCK đưa ra chính sách đưa ra lãi suất cố định khoảng từ 5 – 9% nhưng với điều kiện, một tháng NĐT phải giao dịch được 2 – 5 vòng. Tức là NĐT hưởng lãi thấp nhưng phải quay vòng liên tục. Từ đó, CTCK sẽ thu phí lớn từ tài khoản của NĐT.
Về phần lãi suất, tuy rằng lãi suất thấp khoảng 7 – 9% (rất ít CTCK có mức lãi 5%, gần như không có) nhưng đa phần NĐT sẽ vay Margin ngắn hạn 2 – 3 ngày sẽ thanh toán.
Theo hiệu suất của lãi suất kép, con số thực tế sẽ không phải 9% như được ghi trên điều khoản mà thực tế sẽ rơi vào khoảng 13 – 14% cộng thêm các khoản phí khác.
Đấy chính là những điều ẩn sâu bên trong câu chuyện vay Margin của các CTCK. Dĩ nhiên mục đích của CTCK vẫn luôn là muốn có thêm nhiều doanh thu, nhiều lợi nhuận, nhiều thị phần hơn mà thôi và người thiệt hại thường là những nhà đầu tư.
Vậy nên 95% NĐT thường thua lỗ một phần cũng vì những bí mật Margin mà không một CTCK nào muốn bạn biết.
Sự thật về cấp Margin và call Margin
Dưới đây là những thông tin mà NĐT đã biết đến một phần hoặc thậm chí chưa biết như CTCK cấp Margin như nào, call Margin ra sao?
Dựa vào danh sách cổ phiếu được cấp Margin do UBCKNN đưa ra đủ tiêu chuẩn
CTCK tự điều chỉnh theo hai hướng như sau:
Đối với một số cổ phiếu, CTCK có thể điều chỉnh giảm Margin thấp hơn so với mức UBCKNN cho phép.
VD: CTCK top đầu Việt Nam cho luôn Margin của CTCK đối thủ thấp đi để NĐT không giao dịch nhiều cổ phiếu ở CTCK đó nữa. Tình trạng này trước đây diễn ra rất phổ biến nhưng hiện tại đã hạn chết hơn rất nhiều. Tình trạng này ngoài CTCK đối thủ còn có thể ứng dụng với các doanh nghiệp.
CTCK có thể cấp mới Margin cao hơn, có thể là 3 – 7, 2 – 8 thông qua bên thứ ba. Bản chất là tiền vẫn thuộc CTCK nhưng họ thuê một công ty khác làm bình phong để ký hợp đồng ba bên cho vay với lãi cao hơn rất nhiều.
Margin của UBCKNN có thể vay tối đa 1 tỷ đó đối với những cổ phiếu rất tốt, được đánh giá cao được vay 1 – 1. Nhưng CTCK có thể đẩy lên vay 3 – 7, 2 – 8.
NĐT có 3 có thể vay thêm 7, NĐT có 2 có thể vay thêm 8 thông qua bên thứ ba, bù lại sẽ phải chịu một khoản lãi cao hơn so với Margin thông thường.
CTCK có quyền cắt Margin ngay lập tức hoặc báo trước từ 1 – 2 ngày nếu họ thấy rủi ro và không cần phải xin ý kiến NĐT đang nắm Margin đó. CTCK sẽ cho NĐT một vài ngày để xử lý và trả nợ Margin. Trường hợp này thường được CTCK thông báo là đánh giá theo tiêu chí khách quan, tuy nhiên CTCK lại không đưa ra các tiêu chí cụ thể.
Một số CTCK sẽ ưu tiên Margin cho một số NĐT nhất định hoặc NĐT đặc biệt. Ngoài ưu tiên các cổ phiếu nhất định để đẩy cổ phiếu lên thì CTCK cũng sẽ ưu tiên cho một vài NĐT nhất định. NĐT có thể trực tiếp đến deal với CTCK ví dụ như: “Nới rộng Margin của tôi đối với mã này cao hơn để có dòng tiền chảy vào nhiều hơn”…
Một số CTCK còn ưu tiên cho một số nhà đầu tư đặc biệt, vậy nên zoom còn lại cho NĐT khác có thể bị giảm xuống. Có một số công ty dành riêng khoản vay cho cổ phiếu ABC cho NĐT ABC khiến NĐT khác muốn mua cũng không được
CTCK có Poll cho tất cả và có Room cho mỗi cổ phiếu. Một CTCK với vốn chủ sở hữu từng này, họ chỉ có thể cho vay Margin tối đa là gấp hai lần. Họ còn có zoom cho mỗi cổ phiếu riêng biệt, đối mỗi cổ phiếu không được vay quá mấy phần trăm vốn chủ sở hữu với quy định rất rõ. Vậy nên CTCK có thể tự điều chỉnh zoom cho mỗi cổ phiếu và những lúc thị trường đặc biệt thì những yếu tố này có thể ảnh hưởng mạnh đến thị trường.
Call Margin khốc liệt và CTCK ào ào bán sàn bất kể số lượng. Nhờ chiến lược dứt khoát và ổn định nên dù có rơi vào giai đoạn như 2022, dù có rất nhiều cổ phiếu đầu cơ giảm 8 – 9% nhưng CTCK vẫn không mất tiền vì họ ở phía sau.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận