Beta - Hệ số Beta trong chứng khoán
Beta hay còn gọi là hệ số beta, đây là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong tương quan với toàn bộ thị trường. Hệ số beta là một tham số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). Beta được tính toán dựa trên phân tích hồi quy, và bạn có thể nghĩ về beta giống như khuynh hướng và mức độ phản ứng của chứng khoán đối với sự biến động của thị trường.
Một chứng khoán có beta bằng 1, muốn ám chỉ rằng giá chứng khoán đó sẽ di chuyển cùng bước đi với thị trường. Một chứng khoán có beta nhỏ hơn 1 có nghĩa là chứng khoán đó sẽ có mức thay đổi ít hơn mức thay đổi của thị trường. Và ngược lại, beta lớn hơn 1 sẽ chúng ra biết giá chứng khoán sẽ thay đổi nhiều hơn mức dao động của thị trường.
+ β = 0: mức độ biến động giá của chứng khoán này hoàn toàn độc lập với thị trường.
+ β < 0 (beta âm) có nghĩa mã chứng khoán thường tăng khi thị trường có xu hướng giảm.
+ β < 1, mức độ biến động của giá chứng khoán này thấp hơn mức biến động của thị trường.
+ B = 1, mức biến động của giá chứng khoán này sẽ bằng với mức biến động của thị trường.
+ β > 1: mức độ biến động giá của mã chứng khoán này lớn hơn mức biến động của thị trường chung.
Việc tính toán chỉ số beta có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khi so sánh giá trị của hệ số beta với 1, nhà đầu tư có thể xác định được mức độ rủi ro của cổ phiếu, từ đó tính toán và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Chỉ số Beta giúp các nhà đầu tư hiểu liệu cổ phiếu đó đi cùng hướng với các cổ phiếu khác trong thị trường hay không và mức độ biến động, rủi ro của nó so với thị trường.
Giá trị hệ số beta giúp nhà đầu tư so sánh được mức độ biến động giá của cổ phiếu đang xem xét so với mức độ biến động chung trên thị trường, từ đó có các quyết định đầu tư và quản lý phù hợp.
Nhiều cổ phiếu thuộc các ngành cung cấp dịch vụ công ích có beta nhỏ hơn 1. Ngược lại, hầu hết các cổ phiếu dựa trên kỹ thuật công nghệ cao có beta lớn hơn 1, thể hiện khả năng tạo được một tỷ suất sinh lợi cao hơn, những cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao hơn.
Hệ số beta (β) chứng khoán được tính theo công thức như sau:
Hệ số β = Cov (Re, Rm) / Var (Rm)
Trong đó:
Re là tỉ suất sinh lời của mã chứng khoán e
Rm là tỉ suất sinh lời của thị trường chung
Cov (Re, Rm) là hiệp phương sai giữa tỉ suất sinh lợi chứng khoán e và tỉ suất sinh lợi của thị trường
Var (Rm) là phương sai của tỉ suất sinh lợi thị trường
Ví dụ: Để tính hệ số rủi ro của chứng khoán B với tỉ suất sinh lời 20%, tỉ suất sinh lời của thị trường là 10%, tỉ lệ phi rủi ro của khoản đầu tư là 2%, ta có: mức chênh lệch giữa tỉ suất sinh lời của chứng khoán B và tỉ lệ phi rủi ro sẽ là 20% – 2% = 18%. Mức chênh lệch giữa tỉ suất sinh lời của thị trường và tỉ lệ phi rủi ro là 10% – 2% = 8%.
Theo công thức trên ta có thể tính hệ số β như sau:
Hệ số β = 18/8 = 2,25
Hệ số Beta > 1 đồng nghĩa với việc chứng khoán B có khả năng sinh lời cao, mặc dù nếu đầu tư có thể thu về lợi nhuận cao, nhưng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn. Vì thế nhà đầu tư cần sự tính toán và tìm hiểu kỹ càng theo các tiêu chí khác.
Nếu nhà đầu tư có thể chấp nhận rủi ro cao, có khả năng chống chịu rủi ro thì nên đầu tư vào chứng khoán B. Ngược lại, nếu nhà đầu tư chấp nhận rủi ro thấp thì không nên đầu tư vào chứng khoán B.
Việc phân tích hệ số beta giúp nhà đầu tư xác định đúng đối tượng cổ phiếu phù hợp với khẩu vị rủi ro của bản thân nhờ so sánh được các mức độ biến động giá cổ phiếu của doanh nghiệp so với mức độ biến động chung trên thị trường chứng khoán.
-ST-
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận