Bên lề Quốc hội: Thúc đẩy tăng trưởng, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế năm 2020
Năm 2019, trong bối cảnh nhiều khó khăn cả trong nước và quốc tế nhưng dự kiến Việt Nam vẫn hoàn thành toàn diện, vượt mức các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra.
Năm 2019, trong bối cảnh nhiều khó khăn cả trong nước và quốc tế nhưng dự kiến Việt Nam vẫn hoàn thành toàn diện, vượt mức các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra.
Bên lề Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn Tp. Hồ Chí Minh) về những yếu tố góp phần đưa Việt Nam hoàn thành mục tiêu cũng như những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, tạo tiền đề cho kinh tế năm 2020.
Như vậy, quý IV sẽ giải ngân ào ạt và vấn đề vốn sẽ quyết định vấn đề tăng trưởng. Đáng lưu ý, mặc dù năm nay Chính phủ khiêm tốn đặt mục tiêu đạt 6,8% nhưng tôi nghĩ GDP năm 2019 sẽ đạt trên 7%.
Đây là năm thứ 4 liên tiếp Việt Nam tăng trưởng cao 6,21%, 6,81%, 7,08% tương ứng với các năm 2016, 2017, 2018.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao để Việt Nam bứt phá mạnh hơn và thu hẹp dần khoảng cách với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia và vượt qua được Philipines về thu nhập bình quân trên đầu người.
Điều này sẽ là động lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn trên nền tảng phải giữ được tăng trưởng kinh tế vĩ mô. Nhưng, muốn làm được đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục cố gắng hơn nữa.
Đặc biệt, điểm nghẽn nhiều nhất vẫn là vấn đề thể chế và cần hoàn thiện đồng bộ để đem lại sự an tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Hơn nữa, là vấn đề giao thông đô thị. Khách du lịch đến Việt Nam gặp tắc đường nhiều sẽ cảm thấy khó chịu và khó có cơ hội quay lại lần thứ 2. Do đó, nên chú trọng việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất và xây dựng sân bay Long Thành.
Ngoài ra, đối với đường bộ cao tốc Bắc - Nam dù các doanh nghiệp có năng lực nhưng lại thiếu vốn. Nhiều ngân hàng hiện cân nhắc cho vay vì e ngại rủi ro bởi thực tế có một số trạm BOT không thu được phí.
Vì thế, nếu muốn có vốn phải cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhưng phải có sự bảo lãnh của Chính phủ.
Theo tôi, Chính phủ đã thẩm định yếu tố kỹ thuật khi doanh nghiệp tham gia đấu thầu, biết được doanh nghiệp là ai thì có thể bảo lãnh cho doanh nghiệp để phát hành trái phiếu. Từ đó, sẽ có được nguồn vốn cho doanh nghiệp chủ động làm đường cao tốc Bắc- Nam.
Chính vì thế, với dân số 97 triệu dân chúng ta phải quan tâm tới thị trường trong nước. Để cung ứng hàng hóa ra thế giới, trước hết người Việt Nam phải tin hàng Việt Nam và nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng Việt để đáp ứng thị trường.
Đặc biệt, Việt Nam đang có điều kiện để phát triển, nên việc tăng trưởng trên 6,5% bình quân trong năm tới là điều hoàn toàn có thể đạt được.
Ngoài ra, năm 2002-2007 trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính 2008, kinh tế Việt Nam cũng duy trì ở mức 7,5-8%.
Với nguồn nhân lực cần cù lao động, quyết tâm của cả hệ thống chính trị trên nền kinh tế vĩ mô ổn định tôi cho rằng đây là điều cơ bản để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng năm 2020.
Mặt khác, Chính phủ thực hiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ban hành những nghị quyết dành cho kinh tế tư nhân sẽ thu hút được vốn từ các doanh nghiệp trong nước và luồng vốn đầu tư nước ngoài vẫn đến với Việt Nam.
Do đó, Việt Nam vẫn là điểm hấp dẫn của nhà đầu tư nước ngoài. Cùng đó, cộng với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, 3 khu vực tư nhân, ngước ngoài và trong nước sẽ tạo ra động lực tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Hơn nữa, trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, việc người Việt Nam sử dụng Internet và các tài khoản mạng xã hội nhiều là động lực giúp kết nối và tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp 4.0.
Đặc biệt, người Việt Nam cũng rất thông minh nên các sản phẩm trí tuệ chắc chắn sẽ tiếp sức cho sự phát triển này./.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận