24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Tuấn Việt
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Bất động sản “bất động”, doanh nghiệp thép chưa thể “trở mình”

Thị trường bất động sản trầm lắng, giá thép liên tục tăng cao đã khiến cho sức tiêu thụ của mặt hàng này sụt giảm mạnh. Giai đoạn khó khăn nhất của ngành thép đã qua, nhưng tốc độ phục hồi sẽ phụ thuộc nhiều vào cầu của thị trường trong thời gian tới. - CafeLand.Vn

Bất động sản chưa hết khó khăn

Bất động sản là ngành nghề có liên quan mật thiết đến khoảng hơn 40 ngành kinh tế quan trọng khác. Quy mô thị trường này sụt giảm cũng khiến cả hệ sinh thái bị ảnh hưởng từ nhà thầu xây dựng đến nhà sản xuất, cung cấp vật liệu, đơn vị thi công nội thất...

Bất động sản “bất động”, doanh nghiệp thép chưa thể “trở mình”

Thị trường bất động sản trong nước trầm lắng đã kéo theo tiêu thụ thép xây dựng giảm mạnh

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã trải qua giai đoạn khó khăn chưa từng có, biểu hiện qua việc dừng, hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án, dừng triển khai các dự án mới... Điều này tác động đến sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế, gián tiếp ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực liên quan.

Với hơn 60% sản lượng thép tiêu thụ nội địa được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, các doanh nghiệp sản xuất thép cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng của thị trường bất động sản.

Nhiều chuyên gia nhận định, thép là ngành bị ảnh hưởng rất lớn khi bất động sản khó khăn. Cụ thể, thị trường bất động sản suy yếu đã khiến lượng tiêu thụ giảm mạnh, cộng với giá vốn tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp thép thua lỗ kỷ lục trong năm 2022.

Số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy sản lượng tiêu thụ thép vẫn còn khó khăn nhưng đang có dấu hiệu phục hồi. Cụ thể, sản lượng thép thành phẩm trong 2 tháng đầu năm 2023 đạt 4,3 triệu tấn, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Bán hàng thép thành phẩm đạt 3,8 triệu tấn, giảm 23%, trong đó xuất khẩu giảm 10,4% xuống 1 triệu tấn.

Thị trường bất động sản trong nước khó khăn nhưng nhờ nhu cầu tiêu thụ thép dân dụng của các hộ gia đình và nhu cầu thép đầu tư công tăng trưởng trong 2023 giúp mức giảm không quá lớn. Bên cạnh đó, với việc Chính phủ ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản như Nghị quyết số 33 Nghị định 08, nhu cầu thép ở lĩnh vực xây dựng được kỳ vọng sẽ phục hồi.

Bất động sản “bất động”, doanh nghiệp thép chưa thể “trở mình”

Hiệp hội Thép Việt Nam nhận định tiêu thụ thép trong quý 3 và quý 4 năm nay

VSA nhận định tiêu thụ thép trong quý 3 và quý 4 năm nay có thể tăng trưởng mạnh khi nhu cầu tiêu thụ sắt thép được kỳ vọng sẽ cải thiện nhờ các dự án đầu tư công được triển khai nhiều hơn.

Ngoài ra, tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu, đặc biệt nhu cầu phục hồi tại Trung Quốc - nhà sản xuất và tiêu thụ thép lớn nhất, chiếm hơn 50% tổng nguồn cung và nhu cầu trên thế giới sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp thép Việt Nam.

Giai đoạn khó khăn đã qua?

“Giai đoạn khó khăn nhất của ngành thép đã qua” là phát biểu đáng chú ý nhất của ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) tại kỳ ĐHĐCĐ thường niên 2023 vừa được tổ chức mới đây. Rất nhiều cổ đông, nhà đầu tư đều chờ đợi nhận định của ông Long về ngành thép sau những dự báo “không lệch vào đâu” trong năm ngoái.

Đánh giá về thị trường thép năm 2022 vừa qua, ông Long cho biết ngành thép Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã trải qua giai đoạn đầy khó khăn, cũng là chu kỳ suy thoái chung của ngành thép.

Tại đại hội năm ngoái tôi đã dự báo những khó khăn này rồi nhưng cũng không ngờ tình hình còn xấu hơn cả mình dự báo”, ông Long chia sẻ.

Trong bối cảnh khó khăn chung của ngành thép, cầu suy giảm khiến tồn kho tăng cao, “ông lớn” ngành thép là Hòa Phát đã quyết định cắt giảm sản lượng, ngừng hoạt động 4/7 lò cao, gồm 2 lò cao ở Khu liên hợp Dung Quất và 2 lò cao ở Khu liên hợp Hải Dương.

Đến năm nay, khi thị trường có dấu hiệu hồi phục, đặc biệt là việc Trung Quốc mở cửa trở lại, Hòa Phát đã chạy lại 1 lò cao vào đầu tháng 1. Ông Long cho biết theo kế hoạch, đầu tháng 4 sẽ tiếp tục khởi động lại lò cao thứ 2 và 2 lò cao còn lại sẽ vận hành lại trong quý 2.2023. Ước tính, chi phí để vận hành lại 4 lò cao này cũng sẽ tiêu tốn của tập đoàn vài trăm tỷ đồng.

Liên quan kết quả kinh doanh quý 1.2023, Đình Long cho biết hiện chưa có số liệu cụ thể. Trong tháng 1 và 2, Hòa Phát vẫn thua lỗ nhưng thấp hơn dự kiến, trong khi kết quả kinh doanh tháng 3 đã tích cực hơn.

Chủ tịch Hòa Phát khẳng định giai đoạn khó khăn nhất của ngành thép đã qua, triển vọng về dài hạn của ngành là tích cực. Tuy nhiên, tốc độ hồi phục của ngành sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào cầu thị trường. Hiện tại, cầu thị trường vẫn quá thấp, không chỉ ngành thép mà còn nhiều ngành khác.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả