Báo động lừa đảo trên không gian mạng
Lừa đảo trực tuyến đang là một vấn đề vô cùng nhức nhối tại Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua. Loại hình tội phạm này tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, dù đã cảnh giác, thậm chí là nghi ngờ nhưng nhiều nạn nhân vẫn bị sập bẫy và mất tiền. Theo Bộ Thông Tin và Truyền Thông, có tới hơn 24 hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên không gian mạng tại Việt Nam, được chia làm hai nhóm chính là :
Hai nhóm hình thức lừa đảo này lại có liên hệ và phục vụ mục đích chéo cho nhau, việc lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân là bước đệm để tiếp nối cho việc lên kịch bản để lừa đảo tài chính. Theo ghi nhận của Cục An Toàn Thông Tin, tình trạng lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam đang có dấu hiệu tăng chóng mặt trong mấy năm qua, riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, số vụ lừa đảo đã tăng 64,78% so với cùng kỳ năm trước, dự kiến số lượng vụ lừa đảo trực tuyến trong năm 2023 sẽ tăng gấp đôi so với năm liền trước đó.
Sau đại dịch COVID-19, khi dịch vụ thương mại điện tử phát triển và trở thành một kênh mua bán hàng hóa thông dụng với nhiều người, thì những trò lừa đảo qua mạng cũng bùng phát, nhiều cơ sở mất hàng và mất cả tiền vì những chiêu trò lừa đảo tinh vi của loại hình tội phạm này. Với những phương thức, thủ đoạn nêu trên, bọn tội phạm này thực hiện các hành vi lừa đảo một cách nhanh chóng và khi bị phát hiện thì ít để lại dấu vết. Điểm chung của hầu hết các vụ việc lừa đảo bằng công nghệ cao là các đối tượng tội phạm đã thu thập và nắm khá rõ thông tin cá nhân của các nạn nhân, như: Tên tuổi, ngày tháng năm sinh, số CCCD, số điện thoại thuê bao, thông tin tài khoản ngân hàng, nơi cư trú…trước khi thực hiện hành vi lừa đảo. Theo một thống kê gần nhất của Cục An Ninh Mạng, có tới hơn 70% loại tội phạm công nghệ cao là người còn rất trẻ với tuổi đời trung bình từ 18-30 tuổi, có kiến thức và hiểu biết về công nghệ. Ở chiều ngược lại, có tới hơn 70% nạn nhân của hình thức lừa đảo trực tuyến này lại là trẻ em dưới 15 tuổi và những người già, đa phần các nạn nhân là những người thiếu hiểu biết. Do vậy, chúng ta hãy biết đặt câu hỏi khi một em bé, hoặc một cụ già thường xuyên dùng điện thoại thông minh, rất có thể họ đang đọc hoặc tương tác với loại hình tội phạm này.
Thực tế cho thấy, việc điều tra, xử lý các vụ lừa đảo qua mạng hiện gặp rất nhiều khó khăn do loại tội phạm này hoạt động dưới nhiều vỏ bọc giả mạo tinh vi, bày ra các chiêu trò trấn áp nạn nhân trên cơ sở lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi lừa đảo như: quay video trực tuyến để hù dọa nạn nhân khi đóng giả các nhân viên điều tra; trong khi đó, sau khi vụ việc xảy ra các nạn nhân mới trình báo tới cơ quan chức năng, nhưng thường là rất trễ. Theo thống kê từ các cơ quan chức năng, nơi thường nhận được các trình báo của nạn nhân thì 90% vụ lừa đảo trên không gian mạng đều không thể lấy lại tiền, hay có thể hiểu nôm na rằng, nếu bị lừa đảo bằng hình thức công nghệ cao, coi như người bị hại sẽ mất luôn số tiền bị lừa đảo. Điều đáng quan ngại là khoảng 3-5 năm trở lại đây, tình hình tội phạm này diễn ra không chỉ ở các thành phố lớn, mà còn có xu hướng lan tới vùng sâu, vùng xa, nơi đây nhận thức và hiểu biết của người dân đang còn khá hạn hẹp và tỷ lệ sập bẫy lừa đảo rất cao.
24 hình thức lừa đảo thường thấy trên mạng xã hội
Dù liên tục được cảnh báo trên truyền hình, báo chí hay mạng xã hội, nhưng nhiều người vẫn không có đủ sự tỉnh táo trước bọn tội phạm, dẫn tới mất tiền, thậm chí rất nhiều tiền. Nhiều gia đình thậm chí còn vay mượn để đầu tư cho bọn lừa đảo, dẫn tới vỡ nợ, mất cân bằng tài chính. Nếu một kẻ tội phạm công nghệ cao được cấu thành bởi sự “Độc ác” và “tinh vi” thì một nạn nhân của hình thức lừa đảo này lại luôn “ tham lam” và “ thiếu hiểu biết”. Trong mỗi con người, sự tham lam luôn có sẵn, chỉ là nó bộc lộ như thế nào và biểu hiện vào lúc nào mà thôi. Sự tham lam đó có thể bị tiết chế, hoặc vô hại nếu người đó có đủ kiến thức và sự hiểu biết. Vậy cách tốt nhất để không trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo trên mạng xã hội là hãy trang bị cho mình kiên thức pháp luật, kiến thức tài chính, kiến thức xã hội tốt nhất. Hoặc, nên nhớ một nguyên tắc bất di bất dịch trong đầu tư, làm ăn rằng “ Lợi nhuận cao, rủi ro cao”, còn nếu ai đó nói với bạn rằng lợi nhuận cao mà rủi ro thấp hoặc không có rủi ro thì đó….chắc chắn là LỪA ĐẢO.
Cảm ơn các bạn đã đọc tin.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận