menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Hà Ngọc Linh

“Bàn tay vàng” chuyên khai tử các công ty thép Trần Thị Huệ Chi là ai?

CTCP Đầu tư phát triển Việt Thành dưới thời bà Trần Thị Huệ Chi đã tham gia tái cơ cấu Thép Sông Hồng với mục tiêu đưa nhà máy cán thép trở lại hoạt động bình thường. Tuy nhiên, sau thời gian “sống lay lắt” Thép Sông Hồng đang bị đối tác yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Thép Sông Hồng bị khai tử

Như Dân Việt đã thông tin trước đó, CTCP Thép Sông Hồng - một thành viên của Tổng CTCP Sông Hồng (UpCOM: SHG) đang tiến hành các thủ tục giải thể công ty. Điều này đồng nghĩa sau hơn 15 năm "sống lay lắt" và "chết lâm sàng", Thép Sông Hồng chính thức sẽ được "khai tử".

Được hình thành vào năm 2005, tài sản lớn nhất của Thép Sông Hồng là Quyền sử dụng đất hơn 10 ha, có vị trí "đắc địa" tại phố Đoàn Kết, P. Bạch Hạc, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

“Bàn tay vàng” chuyên khai tử các công ty thép Trần Thị Huệ Chi là ai?

Toàn cảnh khu đất rộng hơn 10ha của Thép Sông Hồng. Ảnh: Quang Dân.

Năm 2015, sau khoảng 3 năm dừng hoạt động (do một loạt sếp lớn bị khởi tố do liên quan đến tham ô, rút ruột tài sản của Thép Sông Hồng trong giai đoạn 2009 – 2011), CTCP Đầu tư phát triển Việt Thành (Việt Thành) đã tham gia vào tái cấu trúc Thép Sông Hồng và đã cho ra đời sản phẩm mới là thép Shinkanto.

Những tưởng Thép Sông Hồng sẽ được 'hồi sinh' ngoạn mục nhờ nhãn hiệu thép Shinkanto của Việt Thành dưới sự dẫn dắt của "bà đầm" Trần Thị Huệ Chi. Nhưng thực tế Thép Sông Hồng dù sở hữu nhà máy thép quy mô hơn 10ha tại vị trí đắc địa ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ vẫn tiếp tục hoạt động cầm chừng và rơi vào trạng thái "sống lay lắt".

Nếu Thép Sông Hồng được "khai tử" thành công, một lần nữa củng cố vị thế của bà Trần Thị Huệ Chi (Sn: 15/04/21975) trên thương trường – người phụ nữ có "bàn tay vàng" chuyên khai tử các công ty thép.

"Bàn tay vàng" chuyên khai tử các công ty thép Trần Thị Huệ Chi là ai?

Dữ liệu thu thập cho thấy, ngoài các công ty được mua cổ phần rồi bán lại, bà Trần Thị Huệ Chi sáng lập, chủ sở hữu và đại diện pháp luật cho khoảng 17 công ty, chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản (cho giai đoạn sau năm 2017); bán buôn, đặc biệt là buôn thép trong giai đoạn từ 2007 – 2017; buôn bán thiết bị, hóa chất, sản phẩm hóa dầu, buôn máy móc, thiết bị y tế….

7/17 công ty của bà Huệ Chi thuộc diện đã giải thể, đã bị khóa và tạm dừng hoạt động thuộc nhóm bán buôn, buôn thép, buôn hóa chất…. Các công ty đang hoạt động của bà Huệ Chi và liên quan bà Chi là các công ty có lĩnh vực kinh doanh chính là bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng và mua bán nợ.

Từng xuất hiện chóng vánh 1 tháng tại CTCP Chứng khoán EuroCapital với vai trò Phó Tổng Giám đốc (bổ nhiệm ngày 16/06/2009; miễn nhiệm ngày 10/07/2009), bà Trần Thị Huệ Chi (Sn: 15/04/21975) được giới thiệu có trình độ Thạc sỹ Ngân hàng – Tài Chính, gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, hiểu biết sâu sắc về ngành cũng như giàu kinh nghiệm quản lý. Trước khi làm Phó Tổng giám đốc 1 tháng của CTCK EuroCapital bà Trần Thị Huệ Chi từng làm việc tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).

“Bàn tay vàng” chuyên khai tử các công ty thép Trần Thị Huệ Chi là ai?

Bà Trần Thị Huệ Chi (áo dài), xuất hiện trong sự kiện ra mắt thương hiệu thép Shinkanto với vai trò Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Việt Thành, năm 2016. Ảnh: Báo Xây dựng.

Những năm đầu 2010s, bà Chi xuất hiện tại CTCP Chứng khoán Mê Kông (MSC) với vai trò thành viên Hội đồng quản trị. Ở thời điểm tháng 6/2014, bà Trần Thị Huệ Chi xuất hiện bên ông Trần Đình Khiển, cùng cộng sự của mình là ông Phạm Trí Thành, con gái Phạm Trần Ngọc Dung (sinh năm 1995) và 2 công ty liên quan như CTCP Đầu tư PSP Việt Nam nắm giữ hơn 44,3% vốn của Công ty chứng khoán Mê Kông.

Năm 2007, bà Trần Thị Huệ Chi lập ra CTCP Đầu tư PSP Việt Nam, trong đó bà Chi nắm giữ 70% vốn điều lệ. PSP Việt Nam có ngành nghề đăng ký là buôn bán máy móc, thiết bị, và phụ tùng máy khác bao gồm cả máy móc thiết bị y tế.

Dù vậy, PSP Việt Nam hoạt động mạnh trong kinh doanh buôn bán thép xây dựng và đầu tư tài chính (đầu tư vào CTCP Chứng khoán Mê Kông). Hiện PSP Việt Nam đang tạm ngừng hoạt động từ năm 2019. Ở thời điểm cuối năm 2020, bà Huệ Chi nắm giữ 41% vốn điều lệ của PSP Việt Nam. Tổng tài sản PSP Việt Nam là 141 tỷ đồng, vốn điều lệ 360 tỷ đồng. Tuy nhiên vốn chủ sở hữu là 18,5 tỷ đồng.

Tương tự PSP Việt Nam, năm 2010 bà Trần Thị Huệ Chi lập ra Công ty Kim loại Hưng Phát nắm giữ 20% vốn điều lệ. Hưng Phát cũng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sắt thép. Hiện bà Chi đã bán vốn rút khỏi Kim loại Hưng Phát.

Bà Chi đẩy mạnh hoạt động bất động sản, bất động sản du lịch trong vài năm trở lại đây, khi đầu tư gián tiếp vào Suối Rồng Thanh Thủy, sáng lập ra Idhomes, Chi Hospitality International, Đầu tư Chi Việt Nam,… Trong đó, Suối Rồng Thanh Thủy, năm 2017 suýt bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do doanh nghiệp ngừng hoạt động 1 năm mà không thông báo với cơ quan Thuế.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
2 Yêu thích
1 Bình luận 3 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại