menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hai H Nguyen

Bài 4: Tại sao cần tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của Startup? Cách gọi vốn cho Startup

1) Tại sao Startup lại cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh của mình?

Giúp doanh nghiệp hiểu thị trường tốt hơn

Vì không học ở đâu nhanh bằng những doanh nghiệp đang có mặt trên thị trường lâu năm.

Việc tìm hiểu kỹ họ sẽ giúp chúng ta có cái nhìn chính xác nhất, thực tế nhất về thị trường.

Biết được các doanh nghiệp đối thủ đã và đang làm thế nào để có được thị phần hiện tại, họ ảnh hướng tới doanh nghiệp của mình ra sao.

Biết được điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ.

Giúp tìm ra khoảng trống (thị trường ngách) và đưa ra chiến lược phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp để có thể tiến ra thị trường.

2)Các bước phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh

Bước 1: Lập danh sách

Ban đầu bạn hãy lập danh sách 5-7 đối thủ cạnh tranh tiềm năng trong ngành.

Cách nhanh nhất để tiết kiệm chi phí và thời gian là lên tìm kiếm trên Google.

Bạn gõ từ khoá mà ngành mình đang định làm lên, và chọn 5-7 kết quả hiển thị Top đầu để tìm hiểu.

Bước 2: Phân loại

Bạn có thể phân loại các đối thủ cạnh tranh này ra là trực tiếp, hay gián tiếp.

Bước 3: Thu thập thông tin, lập bảng phân tích

Từ đó bạn sẽ lên được danh sách ưu tiên phân tích các đối thủ trực tiếp trước, gián tiếp sau, tiết kiệm nhiều thời gian.

Bước 4: Đưa ra chiến lược phù hợp

Lúc này bạn có thể đưa ra chiến lược phù hợp trong việc

i) làm ra sản phẩm

ii) Định vị sản phẩm với nhóm khách hàng mục tiêu

iii)Lên chiến lược đưa sản phẩm ra thị trường ra sao?

iv)Đặt các chỉ tiêu tăng trưởng cho phù hợp với Startup của mình.

Bài 4: Tại sao cần tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của Startup? Cách gọi vốn cho Startup

Đây là bảng mẫu để các bạn có thể xắp xếp các đối thủ cạnh tranh vào và phân tích.

3) Những lưu ý khi phân tích đối thủ cạch tranh:

i)Cần nhiều thời gian:

Đây là việc sẽ tốn rất nhiều thời gian, và phải thực hiện dần dần liên tục, không thể làm xong ngay lập tức.

Với các doanh nghiệp trên sàn có dữ liệu các bạn còn có thể phân tích nhanh, chứ những doanh nghiệp chưa niêm yết, công ty mới thành lập thì tìm hiểu dữ liệu từ họ quả thực vô cùng lâu và tốn thời gian.

Ví dụ:

Bản thân mình cũng phải mất vài năm trời làm trong ngành tuyển dụng, dần dần mới có được các dữ liệu chính xác về lượng người dùng, doanh thu của các đối thủ đang làm.

ii)Phân tích dựa trên dữ liệu thực tế:

Khi phân tích đối thủ cạnh tranh, thường bạn sẽ hay để cảm xúc vượt lên, thường là ghét bỏ vì các công ty kia đang là đối thủ của mình.

Tuy nhiên, bạn phải bỏ qua các thành kiến cá nhân, và nhìn vào thực tế các dữ liệu hiện có để đi đến kết luận chính xác nhất.

Ví dụ:

Mình thì thích làm đơn giản thành 1 bảng Matrix như trên đây để dễ dàng theo dõi nhất.

Đây cũng là doanh nghiệp mảng tuyển dụng Online mà mình xây dựng trước đây, khi mình lên bảng so sánh về doanh nghiệp mình với các đối thủ cạnh tranh, có 4 loại hình:

Bài 4: Tại sao cần tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của Startup? Cách gọi vốn cho Startup

1)Loại 1: Có các nhà tuyển dụng chi tiền để đăng tin công việc trên báo giấy, được xếp vào nhóm: Job Listing, Offline

2)Loại 2: Các trang tuyển dụng Online, được nhà tuyển dụng chi tiền để đăng tin lên, được xếp vào nhóm: Job Listing, Online, Cheap

3)Loại 3: Các công ty săn nhân sự bằng sức người, chỉ thu phí khi tuyển được nhân sự thành công, thu từ 1 - 2.5 tháng lương của ứng viên, được xếp vào loại: Job Matching, Offline, Expensive

4) Loại 4: Các trang tuyển dụng Online, chỉ thu phí nhà tuyển dụng khi kết nối ứng viên thành công trên hệ thống, và chỉ thu 30-50% chi phí lương 1 tháng của ứng viên, được xếp vào loại: Job Matching, Online, Good Price

Đây là loại hình công ty Canavi của tôi hướng đến thời đó.

Với bảng ví dụ này, tôi giải thích rất nhanh chóng cho nhà đầu tư tiềm năng hiểu về sự khác biệt của Canavi với những đối thủ cạnh tranh khác, để họ có thể đi đến quyết định đầu tư nhanh hơn gấp đôi so với bình thường.

Thực tế là có 2-3 nhà đầu tư cá nhân tôi chỉ gặp 1 lần đầu thuyết trình, đã có được lời đồng ý đầu tư của họ vào công ty Canavi.

Xem phiên bản Video với nhiều thông tin thú vị khác:

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Hai H Nguyen

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

2 Yêu thích
2 Bình luận 1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại