24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thu Thảo
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Áp lực đáo hạn trái phiếu còn rất lớn

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong quý 1.2024 đã có một số chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

Áp lực đáo hạn trái phiếu còn rất lớn

Ảnh minh hoạ

Số liệu tổng hợp của Bộ Xây dựng cho thấy, khối lượng phát hành trái phiếu quý 1.2024 giảm 36% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời áp lực đáo hạn trái phiếu năm 2024 vẫn còn lớn. Cụ thể, năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Lũy kế trong quý có 14 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 13.060 tỷ đồng và 2 đợt phát hành ra công chúng trị giá 2.650 tỷ đồng.

Theo dữ liệu báo cáo các tháng trong quý 1.2024 của Hiệp hội trái phiếu doanh nghiệp (VBMA) tổng hợp từ HNX và SSC, trong tháng 1: Có 2 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trị giá 1.650 tỷ đồng và 1 đợt phát hành ra công chúng trị giá 2.000 tỷ đồng trong tháng 1.2024.

So với các tháng 12.2023, giá trị phát hành đã sụt giảm đáng kể từ mức trung bình khoảng 43.000 tỷ đồng, tương đương giảm 91%; các doanh nghiệp đã mua lại 7.394 tỷ đồng, giảm 31,1% so với cùng kỳ năm 2023; có 7 doanh nghiệp công bố chậm trả gốc, lãi trong tháng với tổng giá trị khoảng 8.432 tỷ đồng (gồm lãi và dư nợ còn lại của trái phiếu) và 5 mã trái phiếu được gia hạn thời gian trả lãi, gốc.

Trong tháng 2.2024: có 3 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trị giá 1.165 tỷ đồng; giá trị phát hành trong tháng 2 vẫn ở mức rất thấp so với mặt bằng năm 2023; các doanh nghiệp đã mua lại 2.056 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, giảm 68% so với cùng kỳ năm 2023; có 7 doanh nghiệp công bố chậm trả gốc, lãi trong tháng với tổng giá trị khoảng 6.213 tỷ đồng (gồm lãi và dư nợ còn lại của trái phiếu) và 24 mã trái phiếu được gia hạn thời gian trả lãi, gốc hoặc thời gian mua lại trái phiếu trước hạn.

Trong tháng 3.2024: Có 7 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trị giá 8.745 tỷ đồng; các doanh nghiệp đã mua lại 8.031 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, giảm 72% so với cùng kỳ năm 2023; có 7 doanh nghiệp công bố chậm trả gốc, lãi trong tháng với tổng giá trị khoảng 4.851 tỷ đồng (gồm lãi và dư nợ còn lại của trái phiếu) và 27 mã trái phiếu được gia hạn thời gian trả lãi, gốc hoặc thời gian mua lại trái phiếu trước hạn.

Bộ Xây dựng cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thời gian qua đã chỉ đạo, điều hành các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động, tích cực triển khai quyết liệt về việc tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, hiệu quả, an toàn, lành mạnh, bền vững nhằm thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong đó có lĩnh vực bất động sản. Theo đó, tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã dần từng bước đi vào ổn định và đã có những chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây.

Theo đánh giá của chuyên gia, việc trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn tăng mạnh trong năm 2024 sẽ tiềm ẩn những rủi ro nhất định cho thị trường trái phiếu.

Trước hết là tăng áp lực thanh khoản cho các doanh nghiệp phải chuẩn bị nguồn tiền để trả nợ gốc và lãi trái phiếu. Đây là một trong những khó khăn mà nhiều doanh nghiệp có thể gặp phải, do tình hình kinh doanh chưa thể hồi phục về nhiều lý do khác nhau.

Tuy nhiên, trên phạm vi toàn hệ thống, giới chuyên gia cũng cho rằng, rủi ro đó có thể dần được kiểm soát khi mà các bên nỗ lực tái cấu trúc và có phương án phù hợp.

Nguyên nhân là bởi những lô trái phiếu phát hành trong năm 2023 thì chất lượng tổ chức phát hành đã cải thiện rõ nét theo yêu cầu của quy định mới từ Nghị định số 65 cũng như việc thị trường đã rút ra bài học. Mặt khác, thị trường đã có sự tham gia phát hành chủ yếu của các doanh nghiệp có hồ sơ tín dụng khá hơn, minh bạch hơn.

Số liệu tổng hợp của Bộ Xây dựng cho thấy, khối lượng phát hành trái phiếu quý 1.2024 giảm 36% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời áp lực đáo hạn trái phiếu năm 2024 vẫn còn lớn. Cụ thể, năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Lũy kế trong quý có 14 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 13.060 tỷ đồng và 2 đợt phát hành ra công chúng trị giá 2.650 tỷ đồng.

Theo dữ liệu báo cáo các tháng trong quý 1.2024 của Hiệp hội trái phiếu doanh nghiệp (VBMA) tổng hợp từ HNX và SSC, trong tháng 1: Có 2 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trị giá 1.650 tỷ đồng và 1 đợt phát hành ra công chúng trị giá 2.000 tỷ đồng trong tháng 1.2024.

So với các tháng 12.2023, giá trị phát hành đã sụt giảm đáng kể từ mức trung bình khoảng 43.000 tỷ đồng, tương đương giảm 91%; các doanh nghiệp đã mua lại 7.394 tỷ đồng, giảm 31,1% so với cùng kỳ năm 2023; có 7 doanh nghiệp công bố chậm trả gốc, lãi trong tháng với tổng giá trị khoảng 8.432 tỷ đồng (gồm lãi và dư nợ còn lại của trái phiếu) và 5 mã trái phiếu được gia hạn thời gian trả lãi, gốc.

Trong tháng 2.2024: có 3 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trị giá 1.165 tỷ đồng; giá trị phát hành trong tháng 2 vẫn ở mức rất thấp so với mặt bằng năm 2023; các doanh nghiệp đã mua lại 2.056 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, giảm 68% so với cùng kỳ năm 2023; có 7 doanh nghiệp công bố chậm trả gốc, lãi trong tháng với tổng giá trị khoảng 6.213 tỷ đồng (gồm lãi và dư nợ còn lại của trái phiếu) và 24 mã trái phiếu được gia hạn thời gian trả lãi, gốc hoặc thời gian mua lại trái phiếu trước hạn.

Trong tháng 3.2024: Có 7 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trị giá 8.745 tỷ đồng; các doanh nghiệp đã mua lại 8.031 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, giảm 72% so với cùng kỳ năm 2023; có 7 doanh nghiệp công bố chậm trả gốc, lãi trong tháng với tổng giá trị khoảng 4.851 tỷ đồng (gồm lãi và dư nợ còn lại của trái phiếu) và 27 mã trái phiếu được gia hạn thời gian trả lãi, gốc hoặc thời gian mua lại trái phiếu trước hạn.

Bộ Xây dựng cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thời gian qua đã chỉ đạo, điều hành các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động, tích cực triển khai quyết liệt về việc tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, hiệu quả, an toàn, lành mạnh, bền vững nhằm thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong đó có lĩnh vực Bất động sản. Theo đó, tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã dần từng bước đi vào ổn định và đã có những chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây.

Theo đánh giá của chuyên gia, việc trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn tăng mạnh trong năm 2024 sẽ tiềm ẩn những rủi ro nhất định cho thị trường trái phiếu.

Trước hết là tăng áp lực thanh khoản cho các doanh nghiệp phải chuẩn bị nguồn tiền để trả nợ gốc và lãi trái phiếu. Đây là một trong những khó khăn mà nhiều doanh nghiệp có thể gặp phải, do tình hình kinh doanh chưa thể hồi phục về nhiều lý do khác nhau.

Tuy nhiên, trên phạm vi toàn hệ thống, giới chuyên gia cũng cho rằng, rủi ro đó có thể dần được kiểm soát khi mà các bên nỗ lực tái cấu trúc và có phương án phù hợp.

Nguyên nhân là bởi những lô trái phiếu phát hành trong năm 2023 thì chất lượng tổ chức phát hành đã cải thiện rõ nét theo yêu cầu của quy định mới từ Nghị định số 65 cũng như việc thị trường đã rút ra bài học. Mặt khác, thị trường đã có sự tham gia phát hành chủ yếu của các doanh nghiệp có hồ sơ tín dụng khá hơn, minh bạch hơn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả