ADB dự báo Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng kinh tế trong năm 2021
Sự phục hồi của lĩnh vực tư nhân có thể tạo ra rủi ro nếu dòng vốn không được dẫn hướng vào sản xuất, chuyên gia ADB cảnh báo
Hôm nay, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức buổi họp báo về triển vọng kinh tế châu Á. Chuyên gia ADB nhận định tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 đạt 6,7% và trong năm 2022 sẽ là 7,0%. Lạm phát năm 2021 3,8% năm 2022 4,0%
Sự phục hồi của lĩnh vực tư nhân có thể tạo ra rủi ro nếu dòng vốn không được dẫn hướng vào sản xuất.
Theo ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, cho dù kinh tế sụt giảm, nhưng tốc độ tăng trưởng 2,9% trong năm 2020 vẫn tạo ra đà nhất định cho sự tăng trưởng của nền kinh tế trong năm 2021 kết hợp với sự phục hồi của một số nền kinh tế châu Á.
Khu vực Đông Á dự kiến tăng trưởng 7,4% trong năm 2021. Khu vực Đông Nam Á, hầu hết các nền kinh tế sẽ chuyển từ phục hồi từ tăng trưởng âm trong năm 2020 và tăng trưởng dương ở tốc độ tương đối mạnh. Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực ở mức 6,7%.
Những đối tác kinh tế lớn của Việt Nam trong năm 2021 tăng trưởng tốt sẽ vẫn tạo điều kiện tốt cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đặc biệt sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc sẽ mang đến động lực tốt cho Việt Nam.
Động lực tăng trưởng của Việt Nam năm 2021 bao gồm công nghiệp chế biến chế tạo, đầu tư - thương mại, xuất khẩu. Nhìn vào động lực tăng trưởng của năm 2021, sự phục hồi mạnh của các nước trong khu vực sẽ tăng lên đáng kể (không tính đến Ấn Độ và Trung Quốc) sẽ rõ ràng hơn dựa trên sự phục hồi của công nghiệp chế biến chế tạo.
Sự phục hồi của xuất khẩu sẽ rất mạnh. Do các nền kinh tế trong khu vực đều là những nền kinh tế xuất khẩu nên sự phục hồi của xuất khẩu sẽ kéo theo sự phục hồi của công nghiệp chế biến chế tạo. Sự phục hồi của ngành chế biến chế tạo được dẫn dắt bởi sự phục hồi của xuất khẩu.
Trong lĩnh vực tài chính, nhìn chung rủi ro thể hiện rất rõ ở việc nhu cầu của nhà đầu tư phục hồi trở lại. Thị trường trái phiếu chính phủ trong khu vực hoặc thị trường chứng khoán đã có tăng trưởng đáng kể. Lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục giữ ở mức ổn định (hiện đang ở mức 3,5-4% với kỳ hạn dưới 6 tháng). Tỷ giá hối đoái nhìn chung sẽ vẫn tiếp tục duy trì ổn định. Sức ép với tỷ giá hối đoái sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế châu Á vẫn đương đầu nhiều rủi ro. Tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 trong châu Á vẫn chưa cao, 5,2 liều/100 người trong khi đó toàn cầu là 7,7 liều/100 người. Triển khai tiêm phòng vắc xin Covid-19 cần phải được triển khai mạnh hơn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận