ACV _ Liệu sân bay Long Thành có khiến cho ACV trở thành 1 cổ phiếu vĩ đại hay không ?
Về doanh nghiệp ACV, đây là mô hình mình kiếm được ở vài bài phân tích hồi xưa (thời mới vào nghề), nguồn theo mình nhớ là FPTS thì phải. Có gì thiếu sót nguồn mn thông cảm giúp mình.
Giới thiệu doanh nghiệp
ACV làm về cảng hàng không.
Như vậy mô hình này chúng ta rút ra được những gì ?
1 - Doanh nghiệp muốn tăng trưởng, chúng ta có 2 trường hợp sau là rõ ràng nhất:
A - Mở rộng thêm cảng hoạt động tại sân bay.
B - Một sân bay mới, mà doanh nghiệp được tham gia đầu tư và vận hành
(Các trường hợp tăng trưởng khác, không mang tính đẩy số liệu lên nấc thang mới nên mình sẽ không liệt kê)
2 - Doanh nghiệp vì tham gia vào đầu tư cơ sở hạ tâng cần quy mô đầu tư vốn lớn, nguồn vốn doanh nghiệp huy động mỗi lần làm sẽ rất to => Bài toán chi phí liên quan (Ví dụ như lãi vay) là cái sẽ ảnh hưởng rất xấu nếu doanh nghiệp vận hành không tốt.
3 - Ngành nghề đặc thù theo dạng độc quyền, tính cạnh tranh gần như là rất thấp, 1 vài thời điểm gần như là không có nên chỉ cần doanh nghiệp vận hành tốt và không gặp tình trạng như Covid thì đây là cỗ máy hái ra tiền
4 - Sự tham dự của nhà nước vào mô hình để quản lý chặt chẽ chắc chắn luôn xuất hiện. Thật ra, cá nhân mình thấy cái này mang thiên hướng tích cực hơn rất nhiều, mặc dù vẫn còn đầu đó là vài điểm hoài nghi nhưng khẩu vị rủi ro mình sẵn sàng chịu được vấn đề đó. Vậy Khi NN can thiệp, chúng ta sẽ thấy gì có lợi:
A - Các chính sách cho ngành cá nhân mình thấy sẽ thường mang thiên hướng thúc đẩy, có lợi. Ví dụ như thị thực được nới rộng sắp tới
B - Ngành hàng không là hương đi phát triển mạnh vì nhu cầu cực cao nếu không bị dịch như Covid (trừ khi sau này có tàu bay trên Trái Đất thay thế máy bay thì cái đó tính sau
)
C- Các ngành nghề mà NN mình có tham gia, đa phần là các ngành nghề rất ngon và có tính đặc biệt. Nếu mn có để ý Nhóm Viettel vừa qua thì đó là 1 ví dụ
D. Đủ hấp dẫn trong trường hợp NN cần thoái thì các DN dưới dạng này sẽ hút được bên mua vào và tạo câu chuyện thoái vốn
BLĐ và sở hữu
BLĐ
Thật ra, mình không muốn nói quá nhiều về năng lực BLĐ hay tỷ lệ sở hữu của ACV ở thời điểm này, vì ở hầu hết các DN mà Nhà nước sở hữu chúng ta đều thấy điểm chung:
1/ BLĐ sẽ làm có kinh nghiệm trong mảng này 1 khoảng thời gian
2/ Tính chất ngành đặc biệt nên rất khó để so sánh khi họ gần như kinh doanh chỉ có 1 mình họ trong ngành, hoặc bên đối thủ cạnh tranh rất khó khăn
3/ Sai phạm xảy ra. Vì là DN làm nhà nước, sai phạm là rủi ro mà chúng ta sẽ phải đối mặt. Ngay cả PLX trước còn bị, thì không DN nào né được cái này. Nên biết thôi, mình sẽ không đi sâu vào nó có ở ACV hay không.
Sở hữu
Hiện tại, có mỗi Nhà nước là chiếm tỷ trọng lớn ở ACV nên không có gì để nói.
Ý tưởng đầu tư
Hiện tại, mình sẽ cho các mn xem về KQKD của ACV
Như vậy, tính theo năm thì EPS của ACV đang phục hồi dần lên và năm nay là khởi sắc nhất với DT đã duy trì ổn định trên 5k tỷ.
Như vậy, với KQKD này thì sẽ không dẫn tới view đầu tư. Thứ chúng ta quan tâm đó là câu hỏi:
"Liệu có cửa nào cho ACV đẩy doanh thu lên vượt trên 5k4-6k tỷ hay không ? (hay nói cách khác, liệu có cửa lên 8k tỷ chẳng hạn)
Và đây là lý do mình viết về ACV.
Ý tưởng đầu tư gồm:
Mở rộng và thêm mới:
Đây là list của VND research. Như chúng ta thấy, hầu hết các dự án mở rộng đều rơi vào năm nay và năm sau. Về năm sau sẽ là bổ sung thêm công suất mở rộng. Thật ra ai đi sân bay đều thấy việc book này phải canh vé mới săn được. Đồng nghĩa nhu cầu vẫn còn nhiều nên việc mở rộng là cái mình thấy OK và hợp lý và ACV sẽ hưởng lợi ngắn hạn là cục này khá nhiều.
Nhưng…
Cái mình muốn là cái này:
Sân bay quốc tế Long Thành đang theo đúng tiến độ Cảng hàng không quốc tế Long Thành (LTIA) chính thức được giao cho ACV làm nhà phát triển chính vào ngày 20-11. Tổng vốn đầu tư của LTIA khoảng 15 tỷ USD với tổng công suất 100 triệu khách. Dự án gồm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 có thể phục vụ 25 triệu lượt khách với chi phí đầu tư 4,3 tỷ USD (99.000 tỷ đồng). ACV đã khởi công xây dựng giai đoạn 1 vào ngày 20/12 và dự kiến hoàn thành vào 02/09/2025. Dự án bao gồm 4 dự án thành phần, tiến độ hiện tại như sau:
Theo kế hoạch, giai đoạn 1, sân bay Long Thành sẽ được phân thành 4 dự án thành phần, bao gồm:
Dự án thành phần 1 gồm các công trình trụ sở cơ quan quản lý Nhà nước (do UBND tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư);
Dự án thành phần 2 là các công trình phục vụ quản lý bay (do Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam – VATM làm chủ đầu tư);
Dự án thành phần 3 do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư;
Dự án thành phần 4 được thực hiện bởi các nhà đầu tư, chủ đầu tư do Bộ GTVT chủ trì lựa chọn.
Đây là mảng đầu tư cực lớn của ACV, chúng ta thấy tính tới quý này ACV đã tăng lên quy mô đáng kể.
Đây là case rất đáng quan tâm vì khi EPS tăng trưởng trên mức cao, định giá Doanh nghiệp sẽ nhảy vọt trong tương lai, và theo góc nhìn nó cũng đang dần thể hiện trên xu hướng lớn khi đây là nền giá số 2 cho 1 upside to của chính doanh nghiệp.
Rủi ro của khi theo vào ý tưởng này:
Chi phí vốn lơn, và đặc biệt nếu là phát sinh mà nằm ở nợ vay
Gần đây, có 1 đoạn mà thông tin đồng Yên tăng giá mạnh so với USD cũng như VND do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đột ngột tăng lãi suất. Cụ thể, mình có quan sát thấy đồng Yên đã tăng 9,5% từ mức đáy so với VND lên 172 VND/JPY và đưa tỷ giá JPY/VND trở lại mức đầu năm 2024. Và đợt đó ACV có khoản vay bằng đồng Yên khoảng 11 nghìn tỷ đồng, nghĩa là khi đồng JPY tăng giá 1% so với VND sẽ dẫn đến khoản lỗ tỷ giá.Thứ mà cá nhân mình nghĩ nó sẽ là cái mn sẽ để ý. Vì từ đây tới lúc SBLT bắt đầu đi vào thu hoạch, sẽ rất nhiều câu chuyện kiểu này diễn ra.
Định giá cá nhân mình
Mình kỳ vọng rằng, ACV nếu có 1 thời điểm trên 200k/cp sẽ là 1 mức giá thú vị. Nhưng câu chuyện chưa diễn ra nên định giá này theo cảm tính nên mn đừng để ý nhiều vào định giá cá nhân mình, chart cp sẽ quyết định hết. Chỉ cần nắm ý tưởng đầu tư là được.
Cảm ơn mn đã đọc.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường