7 loại bẫy tâm lý trong đầu tư chứng khoán mà nhà đầu tư nên đọc để tránh mắc phải
Tâm lý đầu tư chứng khoán là yếu tố luôn chi phối rất lớn đến mức độ ổn định của thị trường. Đây cũng chính là nhân tố chủ chốt khiến các cuộc hoảng loạn trên thị trường xảy ra. Việc triển khai các chính sách kinh tế vĩ mô thường gặp nhiều khó khăn cũng vì tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán gây ra
7 loại bẫy tâm lý trong đầu tư chứng khoán mà nhà đầu tư nên đọc để tránh mắc phải
Tâm lý đầu tư chứng khoán là yếu tố luôn chi phối rất lớn đến mức độ ổn định của thị trường. Đây cũng chính là nhân tố chủ chốt khiến các cuộc hoảng loạn trên thị trường xảy ra. Việc triển khai các chính sách kinh tế vĩ mô thường gặp nhiều khó khăn cũng vì tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán gây ra
Các loại tâm lý khi đầu tư chứng khoán thường mắc phảim lý đám đông
Tâm lý đám đông hay còn được gọi là tâm lý bầy đàn, phản ánh sự bắt chước lẫn nhau của một nhóm các nhà đầu tư, từ đó dẫn đến những hành động và quyết định theo đám đông. Hành vi của mỗi nhà đầu tư cá nhân mắc phải tâm lý đám đông sẽ chịu sự tác động và điều chỉnh từ những nhà đầu tư khác.
Tâm lý quá tự tin
Tâm lý tự tin một cách thái quá là một trong những tâm lý trên thị trường chứng khoán phổ biến nhất. Khi mắc phải tâm lý này, nhà đầu tư dường như bị che mờ đi lý trí của bản thân khi cần ra dự đoán về kết quả đầu tư. Khi quá tự tin thì nhà đầu tư thường sẽ không coi trọng việc đa dạng hóa danh mục của mình để tránh rủi ro bỏ hết trứng vào một giỏ. Và đó cũng chính là lý do họ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những biến động của định giá cổ phiếu và biến động chung của thị trường.
Tâm lý tư duy chắp vá
Một loại tâm lý đầu tư chứng khoán khác cũng liên quan đến sự tự tin thái quá đó chính là tâm lý tư duy chắp vá. Tâm lý này có nghĩa là khi bạn đưa ra quyết định đầu tư ban đầu dựa theo những thông tin có sẵn, tuy nhiên sau đó bạn nhận được những thông tin khác và chúng có ảnh hưởng đến quyết định ban đầu của bạn, nhưng thay vì phân tích những thông tin mới này thì bạn lại chú tâm đến việc chỉnh sửa lại những phân tích cũ. Điều này không giúp bạn nhìn nhận được một cách đầy đủ về các thông tin mới. Khi đó, bạn đang tư duy theo lối mòn và phân tích một cách chắp vá.
Tâm lý sợ thua lỗ
Khi tham gia đầu tư thì không ai lại thích cảm giác thua lỗ và mất tiền cả. Tuy nhiên, nếu như bạn có tâm lý sợ thua lỗ một cách thái quá thì rất có thể bạn sẽ phải chịu những tổn thất nặng nề hơn.
Ví dụ, một khoản đầu tư của bạn đang bị lỗ khoảng 20-25% vì một vài lý do nào đó tốt. Quyết định phổ biến của các nhà đầu tư khi đó sẽ là quên đi khoản thua lỗ này và tiếp tục đầu tư. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng bạn không thể khiến cho giá chứng khoán tăng trở lại. Và hành động tiếp tục giữ khoản đầu tư đó giống như những “con bạc” đang cố gắng cược tiền với hy vọng sẽ gỡ gạc lại số tiền đã mất, bởi bạn có thể mất nhiều hơn số tiền đó.
Tâm lý giảm thiểu hối tiếc
Ví dụ minh họa cho loại tâm lý này đó chính là: Khi bạn bán ra một cổ phiếu với mức lợi nhuận đạt kỳ vọng là 20%, tuy nhiên sau đó giá cổ phiếu này lại tiếp tục tăng. Lúc đó bạn sẽ có tâm lý tiếc nuối vì đã bán cổ phiếu sớm mà không đợi thêm để chốt lãi nhiều hơn.
Tâm lý giảm thiểu hối tiếc này cũng đúng trong trường hợp ngược lại, khi cổ phiếu của bạn đang trong xu hướng giảm điểm, và bạn phải trải qua thời điểm bán tháo nhanh chóng để không bị thua lỗ quá nhiều.
Tâm lý khung phụ thuộc
Tùy theo hoàn cảnh tài chính cá nhân, số vốn đầu tư hay giới hạn về thời gian đầu tư mà sẽ quyết định mức độ rủi ro khi đầu tư của bạn. Khái niệm khung phụ thuộc là thuật ngữ đề cập đến xu hướng thay đổi khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư dựa theo xu thế chung của thị trường.
Ví dụ minh họa cho tâm lý này đó là: Nếu bạn không muốn chịu rủi ro cao khi thị trường giảm điểm thì bạn cũng phải chấp nhận rủi ro cao hơn khi thị trường bắt đầu tăng điểm.
Tâm lý cơ chế phòng thủ
Các nhà đầu tư thông thường sẽ hình thành một tâm lý chung đó là tâm lý cơ chế phòng thủ. Đôi khi có những khoản đầu tư thua lỗ, bạn sẽ có xu hướng cho rằng đó không phải lỗi do bạn. Nguyên nhân hình thành nên suy nghĩ đó là do bạn đang quá tự tin. Chính sự tự tin thái quá đó tạo cho bạn một cơ chế phòng thủ đối với bản thân mình. Thay vì nhận lỗi về bản thân thì bạn sẽ đổ do thị trường hay bất cứ nguyên nhân nào khác.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận