24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thành Chung
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

7/12 dự án thua lỗ ngành Công thương đang vướng tranh chấp hợp đồng EPC

Có tới 7 trong số 12 dự án thua lỗ, yếu kém ngành Công Thương ở trong tình thế phát sinh vướng mắc, tranh chấp đối với hợp đồng EPC, vẫn chưa giải quyết được theo tiến độ đã đề ra, thậm chí phải cậy nhờ trọng tài quốc tế phân xử.

Theo Báo cáo tình hình và kết quả xử lý tồn tại, yếu kém của các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương, có tới 7 trong số 12 dự án thua lỗ, yếu kém của ngành này đang ở trong tình thế phát sinh vướng mắc, tranh chấp đối với hợp đồng EPC.

Trong số này, một số trường hợp tranh chấp không dàn xếp được và phải đưa ra trọng tài quốc tế phân xử.

Cụ thể, 3 Dự án, gồm: Dự án nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, Dự án cải tạo, mở rộng nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai, các bên không dàn xếp được nên hiện đã phải chuẩn bị sẵn sàng phương án giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc trọng tài theo quy định về giải quyết tranh chấp.

Đối với Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II Nhà máy gang thép Thái Nguyên, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước và Tổng công ty CP Thép Việt Nam đã rà soát, đánh giá việc thực hiện hợp đồng EPC với nhà thầu MCC và phân tích khả năng giải quyết xong vướng mắc để nhà thầu MCC tiếp tục thực hiện hợp đồng EPC.

Đề xuất giải pháp sau khi đã có ý kiến tham vấn của Bộ Tư pháp và tư vấn luật NH Quang và Cộng sự. Tuy nhiên, sau khi rà soát các vướng mắc, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước và Tổng công ty CP Thép Việt Nam nhận thấy đến nay không thể đàm phán giải quyết được vướng mắc hợp đồng EPC với Nhà thầu MCC để tiếp tục triển khai Dự án.

Theo Bộ Công thương, hiện nay, có 17 ngân hàng thương mại và 1 công ty tài chính cấp tín dụng để thực hiện 12 Dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương với tổng số dư cấp tín dụng đến thời điểm 30/6/2019 là 20.063 tỷ đồng Trong đó, dư nợ cấp tín dụng trung dài hạn là 16.413 tỷ đồng, 3.650 tỷ đồng là cấp tín dụng ngắn hạn.Ngoài cấp tín dụng đối với 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả là 20.063 tỷ đồng, các ngân hàng thương mại còn cấp tín dụng đối với các dự án khác của các Chủ đầu tư là 2.360 tỷ đồng. Như vậy, tổng dư nợ cấp tín dụng đối với các Chủ đầu tư đến thời điểm 30/6/2019 là 22.423 tỷ đồng, giảm 320 tỷ đồng so với thời điểm 31/03/2019. Trong đó, dư nợ cấp tín dụng trung, dài hạn là 16.501 tỷ đồng, dư nợ tín dụng ngắn hạn là 5.922 tỷ đồng.

Trong khi đó, Dự án Nhà máy sản xuất Nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi, Dự án Nhà máy sản xuất Nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Công ty DQS, hiện các bên vẫn đang tiếp tục làm việc để giải quyết các tranh chấp do chưa thống nhất được với các nhà thầu về phương án giải quyết tranh chấp và các giải pháp xử lý cuối cùng.

Không dừng lại ở tranh chấp hợp đồng EPC, có tới phân nửa các dự án này gặp vướng mắc trong việc quyết toán toàn bộ dự án.

Theo đó, Dự án Nhà máy sản xuất Nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi chưa chạy thử nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải nên chưa đủ điều kiện để quyết toán hợp đồng EPC, làm cơ sở cho việc quyết toán toàn bộ Dự án.

Công ty DQS còn vướng mắc về xác định giá trị hoàn thành quyết toán Giai đoạn 1 và chuyển giao Dự án tàu 104.000 DWT trong hợp đồng EPC dự án…

Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai: Đã thẩm định và kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và đang tiến hành xin ý kiến cổ đông.

Dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc dù đã hoàn thành Báo cáo tự quyết toán dự án hoàn thành và đã thuê tư vấn kiểm toán độc lập thẩm định Báo cáo kiểm toán tự quyết toán dự án, tuy nhiên do còn có một số ý kiến ngoại trừ trọng yếu làm ảnh hưởng đến giá trị quyết toán dự án nên việc quyết toán dự án sẽ khó hoàn thành theo kế hoạch; dự kiến việc quyết toán sẽ được hoàn thành sau khi có phán quyết của Tòa án đối với tranh chấp giữa Chủ đầu tư và nhà thầu EPC.

Đối với Dự án Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình đã có văn bản gửi Kiểm toán Nhà nước về việc hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện kiểm toán Dự án do đơn vị tư vấn kiểm toán độc lập đã từ chối đưa ra Báo cáo kết quả kiểm toán.

Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam, Bộ Công Thương đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ từ cuối năm 2018 về việc phê duyệt dự án hoàn thành đối với Dự án, trong đó báo cáo thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành thuộc về Bộ Tài chính.

Do vậy, Bộ Tài chính cần khẩn trương chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan tổ chức thẩm tra, phê duyệt theo quy định.

Với hàng loạt những tồn tại, vướng mắc tại nhiều dự án thua lỗ, yếu kém ngành Công Thương, nhiệm vụ được Chính phủ đặt ra trong thời gian tới là tập trung cao để xử lý các vướng mắc, tranh chấp ở các hợp đồng EPC, làm cơ sở để xử lý dứt điểm việc quyết toán hoàn thành dự án và các vấn đề hác có liên quan, coi đây là nhiệm vụ quan trọng nhất, phải tập trung xử lý được trong thời gian sớm nhất

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả