24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Mạnh Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

5 Việc cần làm để chuẩn bị cho một kỳ suy thoái

Mạnh muốn viết một chủ để ngoài lề chứng khoán một chút, không chỉ là về kiến thức mà một chút về đời sống của mỗi người đang gặp phải khi trải qua giai đoạn con gấu năm 2022.

1. Thế nào là một kỳ suy thoái

Một kỳ suy thoái sẽ xảy ra khi tình hình kinh tế của một quốc gia sụt giảm trong nhiều tháng hoặc thậm chí là vài năm. Trong những thời điểm này thì GDP của quốc gia đó hoặc tổng giá trị của hàng hóa và dịch nó tạo ra sẽ giảm.

Đồng thời những biến động lớn sẽ phản ánh lên giá của thị trường hàng hóa như dầu hoặc ga. Những doanh nghiệp hay tập đoàn có lợi nhuận tốt trước đó sẽ bất ngờ tụt giá trị của nó đi.

Tình hình lạm phát của thị trường hoặc tỷ lệ thất nghiệp cũng sẽ bắt đầu gia tăng, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư, khiến cho khả năng chi tiêu của họ sẽ giảm đi trước những diễn biến xấu trên.

2. Chuyện gì xảy ra khi thị trường suy thoái

Trong thời gian này, những doanh nghiệp sẽ bắt đầu chậm dần, doanh số bị thu hẹp, kinh tế bị trì trệ hoặc không tồn tại. Để giảm thiểu chi phí, doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Đồng thời, sẽ khó khăn hơn cho những nhân viên mới để tham gia

Đặc biệt, việc đầu tư vào cổ phiếu hay bất động sản giai đoạn này sẽ tổn thất tài sản của nhà đầu tư, tức là các khoản tiết kiệm hay lương hưu cũng sẽ bị ảnh hưởng. Những bên cho vay thì sẽ có thêm nhiều yêu cầu cho vay hơn trước, khiến cho nhiều người khó có thể sử dụng tín dụng hay khả năng vay nợ của họ sẽ giảm đi.

3. Những việc cần chuẩn bị khi suy thoái

- Đặt vị thế của tài sản tài chính lên hàng đầu

Phần khó khăn nhất trong một cuộc suy thoái đó là không bao giờ biết được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Thế nên đây sẽ rất quan trọng để nhà đầu tư nắm được tình hình tài chính của mình đang nằm ở đâu, Hãy tự đặt những câu hỏi sau để kiểm soát vấn đề tài chính của bạn:

+ Bạn có bao nhiêu tiền trong tay

+ Bạn có bao nhiêu tiền sẵn sàng để sử dụng nếu cần

+ Tôi đang có những khoản vay tài chính nào chưa trả

+ Chi tiêu thiết yếu hàng tháng của bạn (bao gồm ăn uống, nhà cửa, bảo hiểm, vận chuyển, …)

+ Sắp tới bạn có phải gặp những sự kiện quan trọng kèm theo chi phí đi kèm không (Đám cưới, Đẻ con, Nghỉ hưu,…)

Bạn phải có một khoản chi cho tiết kiệm trong vòng 6 tháng trở lên, nó sẽ là một cái đệm mỗi khi mình bị thj trường “đẩy ngã”. Có thể gọi đây là một Quỹ phục hồi cho 3-6 tháng cho chi tiêu thiết yếu (nếu được có thể tích thêm một khoản tiền hưu trí)

Ngoài ra hãy cố gắng cắt giảm các chi tiêu không cần thiết, biết cách phân loại được “thứ bạn cần” và “thứ bạn muốn”. Quan sát các khoản chi “quá tay”, tìm lí do và giải quyết.

- Tập trung vào những khoản nợ phải trả nếu có thể

Bạn sẽ lo lắng về việc phải chi trả những khoản chi phí cho tháng tới như tín dụng, vật dụng, học phí,… Với những trường hợp tổn thất về thu nhập, thì đôi lúc bạn sẽ phải bỏ qua 1 vài khoản vay trên, phân loại những khoản có thể trả sau được và những khoản bắt buộc phải trả

+ Đảm bảo rằng mình đã trả tiền thuê nhà đầy đủ

+ Chi trả các chi tiêu liên quan đến phương tiện đi lại

+ Bạn có thể làm việc với bên tín dụng về kế hoạch chi tiêu (Trường hợp khả thi là họ sẽ đóng băng tài khoản của bạn nhưng đây vẫn 1 trong nhiều lựa chọn bất khả kháng khác)

- Để ý vào cơ hội sự nghiệp cho hiện tại và tương lai

Hãy lập cho mình những mối quan hệ bên ngoài công ty, càng đa dạng càng tốt, việc này sẽ giúp bạn có ưu thế hơn so với những người ngoài khác. Có thể gọi đây là một phương án dự bị nếu như trường hợp bạn bị buộc phải nghỉ việc.

Ngoài ra hãy luôn cập nhật hồ sơ của mình và các công cụ tìm kiếm việc làm trước khi bạn cảm thấy công ty sắp có dấu hiệu sa thải hàng loạt. Hãy kiểm tra những lỗ hổng trong hồ sơ của bạn, nâng cao các kỹ năng bản thân của mình trong thời gian này. Điều này vẫn đúng kể cả bạn vẫn đang ở vị trí ổn định tại công ty.

Hãy kiếm thêm những công việc ”tay trái” khác để củng cố thu nhập ít ỏi của bạn, việc này sẽ giúp bạn có thể tích thêm một khoản phòng vệ trong trường hợp xấu nhất xảy ra.

- Tiết kiệm một khoản quỹ khẩn cấp cho những diễn biến khó lường

Các quỹ tiết kiệm sẽ luôn là cứu cánh nếu như bạn đang trải qua quá trình suy thoái kinh tế. Quyết định sử dụng quỹ này luôn phải cân nhắc kỹ lưỡng, và hãy cố gắng xây dựng lại quỹ sau khi mình đã có một công việc ổn định.

- Cố gắng kiểm soát tình hình tài chính của mình

Với việc giới trẻ đang chưa quản lý được tiền của mình thì việc trau dồi những kiến thức này sẽ rất hữu ích cho họ, giáo dục về tài chính càng sớm sẽ càng hữu ích sau này!

Nếu như bạn thấy bài viết hữu ích thì hãy để lại cảm nghĩ của mình dưới phần bình luận để Mạnh biết nhé!

Mọi thông tin liên hệ để hỗ trợ đầu tư cũng như giải đáp thắc mắc (Chi tiết ở dưới phần bình luận)
Kết thúc năm 2022, Mạnh xin chúc tất cả các anh chị đầu tư sẽ gặp thuận lợi trong công việc cũng như hạnh phúc bên người thân gia đình!

Quan trọng nhất đó là sức khỏe! Chúc anh chị có sức khỏe để vượt qua thời gian khó khăn này!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
1,228.10 -0.23 (-0.02%)
1,286.07 -0.60 (-0.05%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả