5 sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần 1-6/12
Dưới đây là những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần 1-6/12
1/ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH THÁNG 12 TIẾP TỤC BIẾN ĐỘNG MẠNH?
Thị trường tiền tệ những tháng tới sẽ như thế nào? Lời đe dọa của ông Trump về việc áp thuế cao đối với một số đối tác thương mại lớn của Mỹ đã khiến đồng USD vốn đã tăng giá càng thêm tăng mạnh.
Đồng bạc xanh tăng hơn 1,5% so với các loại tiền tệ của Canada và Mexico trong tháng 11/2024, cho thấy sự nhạy cảm của những loại tiền này với những vấn đề liên quan đến ông Trump và sự không chắc chắn về các chính sách của ông.
Tháng 11 cũng kết thúc với việc đồng euro giảm giá mạnh nhất kể từ đầu năm 2022, giảm khoảng 3%, trong bối cảnh lợi suất trái phiếu Đức năm nay giảm mạnh và bitcoin tăng mạnh nhất kể từ tháng 2/2024 và cổ phiếu Mỹ có một trong những tháng tăng mạnh nhất trong năm nay.
Thị trường tài chính tháng 12/2024 dự kiến sẽ có nhiều biến động. Không tính tới những tác động liên quan tới việc ông Trump đắc cử, lãi suất của Mỹ và khu vực đồng euro được dự đoán sẽ giảm trong khi lãi suất của Nhật Bản có thể tăng. Tình hình địa chính trị ở Trung Đông có thể bớt căng thẳng, nỗi sợ hãi mang tên “xung đột Nga/Ukraine)” có thể dịu lại, nhưng sự hỗn loạn về chính trị (ở Pháp, Đức) dự kiến chưa sớm chấm dứt.
2/ PHÁP THÔNG QUA NGÂN SÁCH
Vấn đề ngân sách ở Pháp gia tăng căng thẳng, với việc Thủ tướng Michel Barnier đề xuất việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu trị giá 60 tỷ euro.
Lãnh đạo đảng cực hữu National Rally và đối tác liên minh, Marine Le Pen đã đe dọa lật đổ chính phủ vì điều đó, và đang có nhiều đồn đoán rằng việc lật đổ đó có thể xảy ra vào Giáng sinh.
Trái phiếu Pháp không bị bán tháo quá mạnh, nhưng đã tụt hậu xa so với các thị trường khác, đến mức chênh lệch lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giữa Pháp và Đức đã trở lại mức cao nhất như thời kỳ khủng hoảng năm 2012.
Chính phủ Pháp sẽ cố gắng thông qua ngân sách an sinh xã hội vào thứ Hai (2/12) và nếu không đạt được điều đó sẽ dẫn đến sự bất tín nhiệm
3/ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI LO NGẠI MỸ TĂNG THUẾ QUAN/KỲ VỌNG TRUNG QUỐC GIA TĂNG KÍCH THÍCH KINH TẾ
Thị trường chứng khoán châu Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản, và Mexico đang biến động mạnh do lo ngại Mỹ sẽ áp thuế quan mới khi ông Trump lần thứ 2 bước vào Nhà Trắng.
Việc ông Trump đe dọa áp thuế quan mới đối với Mexico, Trung Quốc và Canada đã tác động mạnh đến các thị trường châu Á, nhưng cổ phiếu của Trung Quốc đại lục hầu như đã bỏ qua lời đe dọa về mức thuế 10% mà ông dọa sẽ áp lên tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc, một phần vì mức thuế này thấp hơn mức 60% mà ông đã nói trong chiến dịch vận động tranh cử.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh có thể đưa ra các biện pháp kích thích mới để chống lại sức ép kinh tế nếu xảy ra một cuộc chiến thương mại và một số người cho rằng kết quả cuối cùng sẽ là thúc đẩy động lực tự cung tự cấp công nghệ cao của Trung Quốc.
Khi đó, người bị ảnh hưởng lớn nhất sẽ là đồng minh trung thành của Mỹ là Nhật Bản, với chỉ số chứng khoán Nikkei .N225 giảm khoảng 1,4% kể từ bài đăng trên Truth Social của Trump, chủ yếu là do cổ phiếu ô tô giảm mạnh. Honda là nhà sản xuất ô tô xếp hạng cao nhất sau Tesla trong danh sách "Made in America" của Cars.com, với xe Camry sedan và xe SUV Highlander của Toyota cũng được đánh giá cao.
Các nhà máy ở Mexico cũng bị ảnh hưởng trong cuộc chiến này, đặc biệt là đối với những chiếc xe bán tải có biên lợi nhuận cao và bán chạy nhất.
4/ MỸ: DỮ LIỆU VIỆC LÀM SẼ QUYẾT ĐỊNH TỐC ĐỘ ĐIỀU CHỈNH LÃI SUẤT
Trong khi cổ phiếu Mỹ duy trì ở gần mức cao kỷ lục, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về thị trường việc làm, sẽ công bố vào thứ Sáu (6/12) để có bức tranh rõ ràng hơn về tình hình kinh tế trước cuộc họp tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang.
Tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ đã giúp thúc đẩy cổ phiếu nước này tăng trong cả năm 2024, ngay cả khi vẫn còn đó nỗi lo lạm phát có thể quay trở lại và phá vỡ những thành quả mà Fed đã đạt được.
Nhưng nếu báo cáo về thị trường việc làm cho thấy mức tăng mạnh (ví dụ như báo cáo tháng 10 – đã gây ra cú sốc cho thị trường) có thể làm thay đổi kỳ vọng về mức lãi suất mà Fed sẽ cắt giảm lãi trong những tháng tới, có khả năng làm lung lay một động lực quan trọng đã thức đẩy giá cổ phiếu tăng trong thời gian qua.
Thật vậy, biên bản cuộc họp chính sách gần đây nhất cho thấy các quan chức Fed chưa thống nhất được mức lãi suất nên cắt giảm trong thời gian tới.
Kết quả khảo sát của Reuters cho thấy các nhà phân tích ước tính nền kinh tế Mỹ tháng 11 tạo ra 183.000 việc làm mới.
5/ CHÂU PHI LẦN ĐẦU TIÊN LÀM CHỦ TỊCH G20
Nam Phi sẽ đảm nhiệm chức Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế mới nổi và phát triển hàng đầu thế giới (G20) bắt đầu từ Chủ Nhật (1/12), trở thành quốc gia châu Phi đầu tiên lãnh đạo nhóm đại diện cho 85% giá trị kinh tế, 75% thương mại và 67% dân số thế giới.
Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Cyril Ramaphosa muốn tập trung vào các mục tiêu biến đổi khí hậu, tăng trưởng toàn diện, an ninh lương thực và trí tuệ nhân tạo. Nhưng chương trình nghị sự của ông có thể sẽ vấp phải những vấn đề nảy sinh trong các cuộc chiến tranh thương mại và căng thẳng ngoại giao khi ông Trump chuyển vào Nhà Trắng.
Nam Phi là thị trường mới nổi thứ tư liên tiếp đảm nhận vai trò này sau Indonesia, Ấn Độ và Brazil, và sẽ trao lại quyền lực cho Mỹ vào tháng 12/2025.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường