“5 không” cho doanh nghiệp Việt khi kinh doanh tại EU
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) vừa đưa ra một loạt khuyến nghị về những hành vi mà doanh nghiệp Việt Nam không được thực hiện hoặc không nên thực hiện khi kinh doanh tại thị trường EU để tránh thua thiệt không đáng có.
Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) không chỉ mở ra cơ hội giúp Việt Nam trở thành “mắt xích” quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường EU.
Tuy nhiên, việc kinh doanh tại thị trường EU cần tuân thủ chặt chẽ hệ thống pháp luật EU (trong đó bao gồm pháp luật cạnh tranh). Vi phạm pháp luật cạnh tranh tại EU làm cho doanh nghiệp đối mặt với rủi ro pháp lý, cũng như các thiệt hại về tài chính để theo đuổi vụ việc nếu vụ việc bị điều tra và xét xử tại. Ngược lại, khi doanh nghiệp là đối tượng chịu sự tác động của hành vi vi phạm, quyền và lợi ích của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Việc nắm rõ các quy định về pháp luật cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình.
Nhằm giúp doanh nghiệp Việt đang và sẽ đầu tư vào EU tránh được những thua thiệt không đáng có, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã đưa ra một loạt khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt khi kinh doanh tại thị trường này.
Hay, trao đổi với các đối thủ cạnh tranh về mặt hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh tại EU (ví dụ như lượng hàng tồn kho tại thị trường EU; chi phí sản xuất; nguồn lực hoặc quy trình sản xuất sản phẩm…). Ngoài ra, doanh nghiệp Việt cũng không được phép trao đổi với các đối thủ cạnh tranh về các thông tin, kế hoạch tương lai của doanh nghiệp. Như: Các kế hoạch đầu tư nguồn vốn; kế hoạch về sản phẩm mới, chuẩn bị gia nhập vào thị trường EU của doanh nghiệp; hoặc trao đổi và đưa ra các thỏa thuận với đối thủ cạnh tranh liên quan đến việc kinh doanh của doanh nghiệp khác (ví dụ như cùng thỏa thuận không nhập nguyên liệu từ một nhà cung cấp nhất định tại thị trường EU)…
Theo đó, doanh nghiệp Việt không được thực hiện các hành vi như: Trao đổi bất kỳ thông tin liên quan đến giá, sản lượng trong các buổi họp với hiệp hội hoặc các buổi gặp mặt giao lưu giữa các thành viên trong hiệp hội. Hay, tham gia vào bất kỳ các cuộc khảo sát nhằm tìm hiểu ý kiến thành viên có nên loại bỏ bất kỳ doanh nghiệp nào ra khỏi ngành công nghiệp mà doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh tại thị trường EU…
“Khi tham gia vào các cuộc họp giữa các thành viên của hiệp hội (do hiệp hội tổ chức hoặc do một trong các thành viên của hiệp hội tổ chức), nếu doanh nghiệp nhận thấy các thành viên khác đang trao đổi, thảo luận về các nội dung liên quan tới giá, sản lượng,… thì nhân viên doanh nghiệp cần rời cuộc họp ngay lập tức”- Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến nghị.
Trao đổi với các doanh nghiệp ở các khâu đoạn khác nhau (nhà cung cấp hoặc nhà phân phối) về việc không được giao dịch với một khách hàng cụ thể nào đó. Ví dụ, doanh nghiệp Việt Nam yêu cầu nhà phân phối X tại thủ đô Paris của Pháp không được bán cho khách hàng từ Lyon và ngược lại. “Những hành vi này có thể vi phạm pháp luật cạnh tranh nếu như cơ quan cạnh tranh chứng minh được tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể tới thị trường EU” - đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết.
Do đó, doanh nghiệp cần rà soát hợp đồng giữa doanh nghiệp và các doanh nghiệp phân phối hoặc doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu tại thị trường EU nhằm loại bỏ các điều khoản có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận