3 Ngân hàng Mỹ phá sản chỉ trong 1 tuần: SVB, Signature Bank, Silvergate Capital có phải khởi đầu chuỗi Domino?
Nếu như quay trở lại 15 năm về trước, việc các ngân hàng phá sản không khác nào mở đầu cho một cuộc đại suy thoái hay nói nhẹ nhàng hơn, chính là sự đi xuống trầm trọng của một nền kinh tế. Tuy nhiên, đó chỉ là câu chuyện của quá khứ và khả năng để nền kinh tế bị đứt gãy sau sự sụp đổ của các ngân hàng vừa rồi là rất thấp với tình hình hiện tại.
Trước tiên, hãy cùng xem lại điều gì đã xảy ra trong tuần vừa rồi:
1. Silicon Valley Bank
- SVB là ngân hàng lớn nhất tại Mỹ phá sản tính từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
- Lĩnh vực chủ yếu: cho vay Startup công nghệ.
- Tổng tài sản: 212 tỷ USD, trong đó 165 tỷ USD là tiền gửi.
- Ngày 10/3, Cơ quan quản lý ngân hàng bang California đóng cửa SVB, FIDC (Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang) được chỉ định làm đơn vị tiếp nhận xử lý tài sản.
2. Signature Bank
- Ngày 12/3, Signature Bank ra thông báo đóng cửa, đây là ngân hàng lớn thứ ba phải đóng cửa trong lịch sử nước Mỹ.
- Lĩnh vực chủ yếu: tiền kỹ thuật số, bất động sản.
- Tổng tài sản: 110,4 tỷ USD, trong đó 88,6 tỷ USD là tiền gửi.
- FDIC là nơi nhận tiền bán các tài sản của Signature Bank sau này.
- Trong vòng 12 tháng, giá cổ phiếu Signature Bank đã giảm hơn 75%.
3. Silvergate Capital
- Silvergate và Signature Bank được coi là một trong những Ngân hàng tiền mã hóa lớn nhất tại Mỹ và có khả năng hỗ trợ lớn trong ngành công nghiệp này.
- Lĩnh vực chủ yếu: tiền kỹ thuật số.
- Tổng tài sản: 11 tỷ USD.
- Ngày 8/3, Silvergate tuyên bố đóng cửa và tiến hành thanh lý tài sản. Cổ phiếu Silvergate “bốc hơi” 36% trong phiên giao dịch ngoài giờ ngay sau đó.
NGUYÊN NHÂN PHÁ SẢN
🔹Với SVB, lãi suất tăng khiến thị trường phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) của các Startup đóng băng, nhiều khách hàng bắt đầu rút tiền. SVB đành phải bán lỗ danh mục trái phiếu trị giá 21 tỷ USD của mình và cho biết sẽ bán 2,25 tỷ USD cổ phiếu phổ thông cũng như cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi.
🔹Với Signature Bank và Silvergate, 2 Ngân hàng chịu ảnh hưởng nặng nề từ thị trường tiền mã hóa trong năm 2022. Sự sụp đổ của FTX năm ngoái khiến hàng tỷ USD bị rút khỏi Signature, trong khi Silvergate đối mặt với việc lượng tiền gửi giảm 68% do việc rút tiền ồ ạt. Silvergate sau đó phải bán 5,2 tỷ USD chứng khoán nợ và vay thêm 4,3 tỷ USD. Tuy nhiên điều đó là không đủ để tránh khỏi “giọt nước tràn ly”.
SO SÁNH THỜI ĐIỂM 2008 VÀ HIỆN TẠI
🔹Về câu hỏi liệu sắp tới có xảy ra một chuỗi Domino hay không, Bill Ackman (nhà quản lý quỹ phòng hộ nổi tiếng) đã so sánh SVB với Bear Stearns - ngân hàng đầu tiên đổ vỡ trong những ngày đầu của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008: “Rủi ro từ việc đổ vỡ và mất mát tiền gửi ở đây là sẽ có những ngân hàng có vấn đề về vốn khác bị rút tiền mạnh và sập theo. Những quân bài domino sẽ tiếp tục đổ xuống”, ông Ackman viết trên Twitter.
Luận điểm đó mang đến cho ta những lo ngại về hệ thống tài chính tại Mỹ, nhưng nên nhớ rằng vào giai đoạn 2007-2008, các Ngân hàng trước khi phá sản đã quá chủ quan, họ gặp nhiều rủi ro và không có khả năng huy động dòng tiền một cách nhanh chóng. Trở lại 2008, Lehman Brothers chính là ví dụ rõ ràng nhất cho sự chủ quan này, họ có tài sản 639 tỷ USD và khoản nợ 613 tỷ USD hoàn toàn có thể trang trải về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên Lehman Brothers không thể bán tài sản để đủ gây quỹ và vấn đề dòng tiền là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản.
🔹Quay lại thời điểm hiện tại, dù cho nguyên nhân phá sản cùng bối cảnh thị trường là khác nhau nhưng việc tác động lên hệ thống tài chính là hoàn toàn có. Vậy liệu tác động đó có đủ lớn để khiến nền kinh tế phải lung lay?
So sánh một chút, quy mô của SVB và Lehman Brothers thời điểm đó là khác biệt. Tài sản của SVB là 211 tỷ USD, chiếm 0,92% toàn hệ thống trong khi Lehman Brother là 640 tỷ USD, khoảng 5,8% hệ thống khi đó.
🔹Phản ứng thị trường chứng khoán
Ngay sau khi Lehman Brothers phá sản, chỉ số chứng khoán S&P500 và Dow Jones giảm xấp xỉ 5%. Con số này sau khi SVB đóng cửa chỉ là -1,45% và -1,07%. Có thể thấy, NĐT đã trở nên bình tĩnh hơn rất nhiều so với 15 năm về trước.
🔹Phản ứng của FED
Một điểm cần chú ý nữa đó là hành động của FED trước những sự sụp đổ này, Cục dự trữ Liên bang ngay lập tức đưa ra chương trình hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng được đảm bảo với 25 tỷ USD từ Kho bạc Mỹ khi SVB phá sản. Nhìn lại Lehman Brothers, ngân hàng này không được nhận được bất cứ sự giúp đỡ nào.
🔹Tầm quan trọng của quản trị rủi ro
Những lo ngại về sự ổn định của hệ thống tài chính hiện tại ít hơn bởi Mỹ đã cải tổ nhiều quy định về quản lý ngân hàng sau khủng hoảng tài chính 2008. Các Ngân hàng cũng đã có sự chuẩn bị rõ ràng hơn để sẵn sàng ứng phó với những khó khăn rình rập.
KẾT LUẬN
🔹SVB sụp đổ cho thấy những thách thức nảy sinh từ quá trình nâng lãi suất mạnh tay nhất nhiều thập kỷ của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu. Việc tăng lãi suất quá nhanh, mạnh để kiềm chế lạm phát đã gây ra những vấn đề khó lường và mang đến nỗi lo dai dẳng về hậu quả lâu dài.
🔹Hiện tại, diễn biến vĩ mô không mấy tích cực khiến chính sách tiền tệ phải thắt chặt. Tâm lý thị trường vì thế cũng trở nên cẩn trọng hơn nên mức độ lan tỏa khó có thể “phình to” như năm 2008. Đồng thời, những quy định chặt chẽ trong việc quản lý Ngân hàng tại Mỹ cũng khiến cho sự sụp đổ dây chuyền vì thế rất khó xảy ra.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận