3 điều bạn phải hiểu rõ nếu muốn trở nên giàu có thật sự!
Nợ’ không đáng sợ, đáng sợ là không hiểu được 3 điều này.
1. Em thấy nhiều người giàu quá anh ạ, họ có nhà, có xe, có đất và họ luôn sang chảnh.
Câu trả lời: Việt Nam là một nước đang phát triển có GDP trung bình ~ 3600 USD/1 năm.
Sức mua tương đương cải thiện nhiều trong năm qua đạt ~ 8500 USD/1 năm. (Theo World Bank)
Cho dù bạn có nói rằng việc thống kê thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam là khó thì chúng ta vẫn còn là một nước đang phát triển chỉ mở cửa từ năm 2000.
1986 chúng ta bị cấm vận như Iran, như Bắc Triều Tiên. Vì vậy chúng ta như một nước tự cung, tự cấp và nghèo đói.
Điều mà mình muốn nói với các bạn đó là, vậy theo bạn Việt Nam lấy tiền đâu ra để chi tiêu những thứ xa xỉ như nhà, xe và các vật dụng đắt tiền?
Đó chính là tín dụng. Bạn có thể mua và bạn có thể đi vay để mua trả góp. Đặc biệt với các xã hội và thị trường mới nổi, việc hơn thua nhau về sự nghiệp, vật chất là rất nặng nề, nên người ta mới bảo, nhìn vậy mà ko phải vậy, chúng ta chạy theo những tiêu chuẩn của xã hội mặc định, những tiêu chuẩn ko thật, và mang trên mình những mặt nạ để diễn cho người khác thấy rằng chúng ta là … người có tiền.
Nhớ một lần tôi đi công tác ở Hà Nội, một bác taxi đi cùng tôi bảo, ôi anh chị đẹp đôi quá, anh chị ăn mặc thế này hẳn giàu có lắm nhỉ, mà anh đang làm gì ạ, ồ a có công ty ở Mỹ à, ồ anh có 02 công ty ạ? Đúng là số sướng.
Bạn hiểu ý tôi chứ? Nghĩa là người ta trong xã hội này chỉ nhìn thấy bạn sở hữu gì đó, sẽ kết luận bạn có khả năng chi tiền mạnh, bạn là thành phần khác biệt, bạn là trâm anh thế phiệt; nhưng đâu có thể kết luận bạn là người giàu?
Vì vậy, đôi khi nhìn vậy mà hoá ra, người ta nợ, người ta vay trả góp (thật ra không xấu nếu bạn hiểu hết bài này), chỉ xấu khi … người ta có thẻ tín dụng dư nợ xấu bị báo động tại tất cả ngân hàng đến nỗi ko còn tài sản để thế chấp, ko còn dư nợ để vay, người ta sống và chi tiêu vì những tiêu chuẩn người ta tự xây cho mình và cùng sống giả tạo với những tiêu chuẩn đó.
Vậy tôi hỏi bạn như vậy có hạnh phúc không?
Đó là cuộc sống bạn muốn?
À nói vậy không phải là tôi nói bản thân mình nhé. Tôi luôn có dư tiền, tài sản tôi nhiều hơn tiêu sản. Và thu nhập tôi luôn cao. Ý tôi là, xã hội luôn đánh giá bạn qua những gì bạn thể hiện, nhưng luôn thiếu khả năng để đánh giá thực sự bạn có phải là người giàu thật hay không!
Và vì như vậy …
Người ta dễ dàng tìm đến những công việc tạo ra tiền và thu nhập ngay, những công việc vốn dĩ mang tính chất, thu nhập cao hơn năng suất họ đang có. (Sẽ nói vs bạn ở phần 02)
Cho nên điều đầu tiên tôi nói với bạn. Xã hội này nhìn vậy mà ko phải vậy.
Kết luận: Nếu nợ tín dụng của bạn cao hơn thu nhập bạn có thể làm ra, bạn sẽ ko hạnh phúc. À có nguy cơ sống trong nợ suốt đời vì ba thứ hào quang phù phiếm.
Nhưng nếu bạn cổ suý cho việc nợ là xấu là không đúng, do bạn chưa hiểu đúng về bản chất của đòn bẩy tài chính và vay nợ.
2. Chúng ta ko làm gì để có kết quả bền vững.
Vì chính những tiêu chuẩn ko thật và có phần giả tạo mà xã hội qui định cho họ.
Họ có xu hướng đi tìm những công việc có thể tạo ra cho họ thu nhập ngay, dễ làm, những công việc đòi hỏi trí tuệ, sự kiên trì, thông minh, tính lâu dài và bền vững, họ ko làm, hoặc bỏ giữa chừng. Mà theo mình, họ không hiểu bản chất của sự hiện diện của tiền, tức là tạo ra sản phẩm hay giá trị thặng dư thông qua những việc họ làm, họ đơn thuần nghĩ kiếm tiền chứ chưa nghĩ sâu xa của việc lí do người khác phải mang lại tiền cho họ. (Yeah, that it is)
Trong kinh doanh…
Đôi khi kinh doanh phải là hi sinh một chút, chịu thiệt một chút để có khách hàng, để họ trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ và những điều chúng ta nói là thật, họ từng bước nhận thức được việc bạn nói và làm, bởi vậy bạn có thấy, chúng ta có rất nhiều quán ăn, rất nhiều tiệm may mấy chục đời làm ăn khấm khá, họ kinh doanh giỏi, không hẳn! Họ có bí quyết gia truyền, đúng, nhưng ko phải là tất cả.
Cái họ làm được là họ nuôi dưỡng tập khách hàng quen của mình, khiến họ trung thành, yêu họ và giữ được chất riêng của sản phẩm, từ đời này sang đời khác.
Hoá ra đơn giản là họ chịu thiệt ban đầu để tới lúc khách hàng đủ lớn và bổn tiệm của họ làm ăn phát đạt, khấm khá.
Kết luận 02: Vì những tiêu chuẩn không thật, chúng ta mong muốn kiếm tiền nhanh, nhưng năng suất và năng lực không tăng, giá trị thật ko có, không tồn tại, nên sẽ có những người thay thế bạn vì họ làm tốt hơn, kiếm tiền bền vững hơn.
Bạn năm này làm tốt, năm sau đổ nợ là chuyện thường, vì năng lực bạn không thật. Thậm chí cũng không ít anh em tâm sự với tôi sao giờ thấy lớp trẻ giỏi quá, lại sâu sắc, em lặp đi lặp lại cái hành trình hằng ngày của mình và bắt đầu thấy mình bị rơi lại ở phía sau, em muốn thay đổi, nhưng không biết bắt đầu … từ đâu.
3. Trong một thời gian dài, bạn cần tập trung điều gì?
Trong một thời gian dài, điều bạn cần làm là gia tăng năng lực, năng suất của chính mình.
Cuộc sống luôn vận động và thay đổi. Nợ không từ ‘nhiều’ mà biến thành ‘ít’, từ ‘có’ thành ‘không’.
Nó chỉ làm bạn lo lắng nhiều hơn thôi.
Vì vậy điều quan trọng là bạn phải gia tăng năng lực, và lấy năng suất tạo ra thu nhập và thu nhập đó đủ khả năng trả các món nợ cá nhân của bạn, thì thành công của bạn mới là bền vững.
Vậy tôi kết luận cho bạn các thứ như sau:
1. Đừng để nợ cao hơn thu nhập của bạn.
2. Đừng để thu nhập cao hơn năng suất của bạn. Vì bạn sẽ bị thay thế. (Học liên tục)
3. Trong dài hạn, bạn cần tăng năng suất và giá trị thật, nếu không bạn sẽ mất tiền đã kiếm được.
Thịnh vượng thật sự, không đến từ những thứ hào quang nhảm nhí và vớ vẩn.
Bài tiếp theo: Các dấu hiệu của một người giàu có thật sự.
Bài thứ 02: Bí quyết để bạn có thể bán mọi thứ, tại mọi thời điểm (Vua bán hàng)
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận