Lĩnh vực: Chứng khoán
Giải thích thuật ngữ
Mô hình nến sao hôm (Evening Star)
Mô hình nến sao hôm (Evening Star) là gì?
Mô hình Evening Star hay mô hình nến sao hôm là một trong những mô hình nến đảo chiều phổ biến trong phân tích kỹ thuật. Mô hình này thường xuất hiện ở đỉnh của một xu hướng tăng giá và cho thấy sự đảo chiều của thị trường. Cái tên "Sao hôm" được hình dung như ánh mặt trời sắp lặn sau một xu hướng tăng dài.
- Nến 1: Nến tăng mạnh - màu xanh. Phần thân nến càng dài thì mô hình sao hôm càng có độ chính xác cao.
- Nến 2: Là một cây nến tăng/giảm nhỏ, được ví như một ngôi sao ở giữa. Nó thường có hai dạng là Spining Stop hoặc Doji. Cây nến số 2 thể hiện sự do dự của thị trường tại thời điểm đó.
- Nến 3: Nến giảm mạnh - màu đỏ, có chiều dài bằng ít nhất ½ cây nến thứ nhất.
Mô hình nến sao hôm trong thị trường forex
- Nến thứ 2 có thể là một Spining top hoặc một nến khác lớn hơn, nhưng đó phải là nến Bullish (tăng giá).
- Nến thứ 2 không cần thiết phải bị cô lập hoặc có gap (khoảng cách) so với nến thứ nhất và nến thứ 3.
- Nến thứ 3 (Bearish) phải có giá mở cửa nằm trên giá đóng cửa của nến thứ 1. Và giá đóng cửa của nến thứ 3 phải nằm dưới mức 50% của nến đầu tiên.
Mô hình evening star trong chứng khoán
- Nến thứ 2 tương đối nhỏ giống nến Doji hoặc Spinning top. Ngoài ra, nến thứ hai có thể là nến Bullish (tăng giá) hoặc Bearish (giảm giá), không bắt buộc.
- Nến thứ hai cần được cô lạp và phải có gap so với nến thứ nhất và nến thứ 3.
- Nến thứ 3 không nhất thiết phải có giá mở cửa trên mức giá đóng cửa của nến đầu tiên trong mô hình.
Các mô hình nến sao hôm phổ biến
Mô hình sao hôm lùn (Low evening star)
- Nến thứ 2 là nến giảm (có màu đỏ). Lúc này, giá đóng cửa của nến thứ 2 ngang bằng và không thấp hơn giá đóng cửa của nến thứ nhất.
- Nến thứ 2 là nến tăng (có màu xanh). Lúc này, giá mở cửa của nến thứ 2 ngang bằng và không thấp hơn giá đóng cửa của nến thứ nhất.
Mô hình sao hôm mạnh (Heavy evening star)
Mô hình nến sao hôm xa (Far evening star)
Mô hình nến sao hôm cao (High evening star)
Mô hình nến sao băng (Shooting evening star)
Chiến lược giao dịch với mô hình nến sao hôm
- Điểm ra vào: Nếu xuất hiện mô hình nến sao hôm, ta có thể đặt lệnh bán ngay sau nến thứ ba với stop loss đặt ở mức giá cao nhất của nến thứ ba.
- Xác nhận với các chỉ báo kỹ thuật: Sử dụng các chỉ báo kỹ thuật như RSI, MACD, hay Stochastic để xác nhận mô hình nến sao hôm và đưa ra quyết định giao dịch. Ví dụ, nếu RSI đang ở mức quá mua hoặc quá bán, điều này có thể là tín hiệu để bán hoặc mua đảo chiều.
- Kết hợp với các mô hình nến khác: Sử dụng mô hình nến sao hôm kết hợp với các mô hình nến khác để đưa ra quyết định giao dịch chính xác hơn. Ví dụ, nếu mô hình nến sao hôm xuất hiện sau mô hình nến doji, đây có thể là tín hiệu để bán.
Lưu ý về mô hình nến sao hôm
- Nến thứ 2 có thể là một Spining top hoặc một nến khác lớn hơn, nhưng đó phải là nến Bullish (tăng giá).
- Nến thứ 2 không cần thiết phải bị cô lập hoặc có gap (khoảng cách) so với nến thứ nhất và nến thứ 3.
- Nến thứ 3 (Bearish) phải có giá mở cửa nằm trên giá đóng cửa của nến thứ 1. Và giá đóng cửa của nến thứ 3 phải nằm dưới mức 50% của nến đầu tiên.