VÀO Ở ĐIỂM KHÁNG CỰ YẾU NHẤT
Jesse Livermore là người giỏi nhất về đọc hành động giá. Sau nhiều năm nghiên cứu hành động giá, ông giống như có một giác quan thứ 6 về diễn biến của thị trường.
Một trong những khái niệm để đời của Jesse Livremore chính là “Điểm kháng cự yếu nhất” hay “điểm pivot” mà ông trình bày trong cuốn sách “How To Trade in Stock“.
Điểm kháng cự yếu nhất là nơi mà giá chứng khoán dễ dàng đi qua vì sức kháng cự yếu. Hay nói cách khác, chỉ cần một lực cầu nhỏ đủ để khiến giá tăng vọt. Mục tiêu của Jesse Livermore khi đọc hành động giá là phải tìm ra được điểm pivot. Một khi mua tại điểm pivot, giá cổ phiếu sẽ tăng rất nhanh và vị thế mua lập tức có lãi.
Rất nhiều cuốn sách phân tích kỹ thuật đã giải thích sai lầm điểm Pivot khi đánh đồng nó với điểm phá vỡ (breakout). Thực sự, cả Livermore và sau này là cả William O’neil hay Mark Minervini, nói rằng: “Khi giá cổ phiếu xuất hiện điểm phá vỡ và hình thành đỉnh mới, đó là điểm mua “trễ“. Trong cuốn sách “How To Make Money In Stock (Làm Giàu Từ Chứng Khoán)”, O’Neil nhận xét các điểm pivot này hầu hết nằm thấp hơn đỉnh cao nhất khoảng 5%-10%.
Chính xác, Livermore định nghĩa “Pivot point” là “đường kháng cự yếu nhất (line of least resistance)”. Đó là nơi mà chỉ cần một lực cầu nhỏ, cũng đủ khiến cho giá cổ phiếu tăng vọt vì sự kháng cự yếu ớt. WilliamO’Neil và Mark Minervini là những người kế thừa và tiếp tục rõ định nghĩa của Livermore.
Để hình thành điểm Pivot, nó phải được xuất hiện sau một nền giá (base) tốt. WIlliam O’Neil lưu ý nó thường hay xuất hiện ở khu vực tay cầm (handle) của mẫu hình “chiếc cốc-tay cầm”, mẫu hình W, hay các nền giá thắt chặt.
Trong khi đó Mark Minervini trong cuốn sách “Think and Trade like a Champion (Tư Duy và Giao Dịch Như Một Nhà Vô Địch Đầu Tư Chứng Khoán)” giải thích điểm Pivot được hình thành sau khi nền giá có mẫu hình độ biến động thu hẹp (VCP).
Chia sẻ thông tin hữu ích