TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG CỦA VUA ĐÁ " ĐỒNG NAI" - VLB
Năm 2023 Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2023 với tổng vốn hơn 700,000 tỷ đồng, với hàng loạt dự án trọng điểm trải dài từ Bắc vào Nam. Trong đó, trọng tâm đầu tư vào dự án sân bay Long Thành và cơ sở hạ tầng đường bộ, cao tốc ở khu vực phía Nam. Vì vậy, nhu cầu tiêu thụ đá xây dựng tại khu vực này sẽ rất lớn. Một trong những doanh nghiệp đá với lợi thế cạnh tranh khủng không thể bỏ qua đó là CTCP Xây dựng và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Biên Hòa - Mã CK: VLB
1. Đầu tư công sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng chính
Giai đoạn 2023 – 2025 được dự báo gia tăng trở lại nhu cầu tiêu thụ đá xây dựng khi các dự án đầu tư công trọng điểm được đưa vào triển khai như Cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2, Sân bay Long Thành, Vành đai 3 - TP.HCM, cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột,… Theo ước tính của Bộ Giao thông Vận tải, nhu cầu về lượng đá xây dựng đến năm 2025 sẽ rơi vào khoảng 21.5 triệu m3. Trong đó, sân bay Long Thành và đường vành đai 3 – TP.HCM dự kiến sẽ sử dụng lần lượt khoảng 2.04 triệu m3 và 5.2 triệu m3 đá xây dựng.
2. Lợi thế cạnh tranh từ trữ lượng mỏ đá lớn
Nguồn cung đá xây dựng được nhận định sẽ thiếu hụt so với nhu cầu từ nay đến năm 2025 - 2026 bởi:
- Việc xin giấy cấp phép khai thác mỏ mới và gia hạn khai thác các mỏ hiện hữu tương đối khó khăn do Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 – 2030 chưa được phê duyệt
- công tác cấp phép còn gặp phải sự phản đối từ người dân địa phương khi việc khai thác ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh
- Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi 2020 yêu cầu sự kiểm soát chặt chẽ đối với các Dự án đầu tư nhóm 1 - dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao bao gồm các dự án khai thác khoáng sản với quy mô, công suất lớn.
Do vậy, với những doanh nghiệp sở hữu trữ lượng đá lớn và có giấy phép khai thác dài hạn như VLB sẽ có lợi thế cạnh tranh không nhỏ trong việc gia tăng sản lượng tiêu thụ. Theo báo cáo của công ty, VLB hiện đang sở hữu trữ lượng đá xây dựng vào khoảng 94 triệu m3 và công suất khai thác 5.7 triệu m3 (có thể gia tăng công suất lên 7 triệu m3 trong giai đoạn cao điểm) lớn nhất trong các doanh nghiệp niêm yết.
3. Vị trí mỏ đá thuận lợi
VLB đều sở hữu các mỏ đá nằm ở khu vực tỉnh Đồng Nai, nơi cung cấp đá xây dựng chính cho khu vực phía Đông Nam Bộ. Trong đó, cụm mỏ Tân Cang được kỳ vọng thay thế cho mỏ Tân Đông Hiệp và Núi Nhỏ (đã hết thời hạn khai thác) cung cấp lượng đá xây dựng chính cho các dự án hạ tầng khu vực xung quanh TP.HCM như cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và đặc biệt là dự án sân bay Long Thành. Bên cạnh đó, mỏ đá Thiện Tân 2 và Thạnh Phú 1 có lợi thế nằm gần lưu vực sông Đồng Nai, thuận tiện cho việc vận chuyển bến nội thủy xuống hạ lưu ĐBSCL. Việc có vị trí nằm gần các dự án quan trọng giúp tiết kiệm thời gian vận chuyển cũng như chi phí vận chuyển cho đơn vị xây dựng, do đó những mỏ đá như Tân Cang 1 của VLB sẽ được kỳ vọng có sản lượng tiêu thụ nổi bật hơn trong thời gian tới.
- Tính cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp trong ngành
- Việc cấp phép trữ lượng và công suất khai thác cho các mỏ mới bị phụ thuộc vào quy hoạch, quy định của Chính phủ cũng như là từng địa phương
- Nhu cầu tiêu thụ đá xây dựng phụ thuộc rất lớn vào đầu tư công cũng như các dự án hạ tầng (chiếm 70% sản lượng tiêu thụ hàng năm, còn lại là các công trình BĐS dân dụng), do đó tăng trưởng của toàn ngành sẽ chịu sự tác động chính từ tăng trưởng của toàn ngành xây dựng nói chung.
Chia sẻ thông tin hữu ích