[Chứng khoán downtrend: chú ếch đã chết vì “ngồi trong nồi nước đang từ từ sôi như thế nào”]
(đọc đoạn cuối nếu bạn là F0 đang bối rối vì thị trường)
F0 Chứng khoán có từng biết....
2006-2007, 2012, 2014, 2018, 2020 hay 2022.
Tất cả những mốc thời gian này đánh dấu thị trường chứng khoán có những giai đoạn tăng trưởng khủng khiếp với các mã cổ phiếu tăng thành thần, tăng bằng lần, tăng vượt đỉnh mọi thời đại bằng ti ti tỉ muội các lý do: WTO, tiền tây vào (2006-2007), chính sách tiền tệ nới lỏng (2012), dòng tiền Tây mua vào, cơn sóng thần của cổ phiếu dầu khí (2014) kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt như chưa bao giờ được tốt với các triển vọng sáng chói (2018),...
Rồi cũng chính 2006-2007, 2012, 2014, 2018, 2020 và 2022. Cũng bằng những lý do như tiền tây vào quá nhiều mà định giá tăng phi mã lên mức phi lý (2006-2007), khủng hoảng tài chính, lạm phát siêu cao (2012), giá hàng hóa sụt giảm, giàn khoan trên Biển Đông, thắt chặt tín dụng (2014), chiến tranh Mỹ Trung (2018), Covid (2020) và giờ đến 2022 với chiến tranh Nga-Ukraine mà ẩn sau đó là Chiến tranh tiền tệ Trung Mỹ, lạm phát có xu hướng tăng cao,...
Vâng, vẫn là Trung Mỹ, vẫn là chiến tranh tiền tệ, vẫn là thắt chặt tín dụng, vẫn là lạm phát... Vẫn là những vấn đề đó xuyên suốt 20 năm lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam. Lúc tăng thì bất kỳ lý do nào cũng là tin tức tốt đẹp. Ngược lại, thì bất kỳ một tin tức nào cũng có thể trở thành một lý do xấu để cổ phiếu cắm đầu.
Vẫn cứ là vậy của 20 năm tiếng gọi lịch sử.
Do đâu mà cứ mãi cái con số 90% nhà đầu tư chứng khoán thua lỗ cứ ám ảnh mãi thị trường này, một thị trường mà đáng ra nó là nơi vun đắp của những ước mơ, hoài bão của những nhà khởi nghiệp tài năng. Là nơi mở ra một tương lai tài chính cá nhân tốt đẹp với hàng triệu gia đình.
Nhưng đổi lại, 20 năm qua là: “Chứng khoán là cờ bạc, lừa đảo”, “Trả dép tao về”, là nhảy cầu tự tử, là cháy nợ, mất đất mất nhà,... Mất tiền, chỉ mất ít.
Nợ nần, mất mát, khủng hoảng khiến người ta “điên”. Những nỗi sầu cũng lan sang gia đình, thân quyến. Rồi thử hỏi xem, mấy gia đình, mấy bạn trẻ, những người lỡ all-in tất tay cả sản nghiệp vào cái sòng “xanh đỏ” này. Bao nhiêu đã không từng trải qua!
Mất tiền, mất ít. Mất danh dự, tình cảm, bạn bè và người thân. Cái nào sẽ nặng hơn.
Hai mươi năm, vẫn những một kịch bản kinh tế như vậy, vẫn những câu chuyện kể đi kể lại kể hoài không chán, vẫn một cạm bẫy như vậy. Vẫn những con người, dùng đi dùng lại hoài một bài để nói “một nửa sự thật” với nhà đầu tư. Hay trắng ra là “lừa đảo” nhà đầu tư.
Vẫn một cách lên và xuống như vậy. À, nhưng nó có một con số không phải là 1, mà là 5. Năm triệu tài khoản đầu tư chứng khoán. Con số 5 thật khác, thật mới mẻ và to lớn.
Nhưng, ngoảnh lại 90% vẫn tổn thương, vẫn đau đớn. Và đêm nay, ngoài kia, bao nhiêu người mẹ sẽ trăn trở vì lỡ dùng tiền học của con để “vào hàng”, bao nhiêu chàng trai sẽ trăn trở để “tính đường trả nợ” ngày mai, tháng này, tháng sau nữa... Và còn bao nhiêu gia đình sẽ rạn vỡ, vì một kịch bản.
d) Một kịch bản... ta đã rơi vào thế bị động. Hãy dựng "kich bản giành hành động" lấy lại sự chủ động.
Hiệu ứng CON ẾCH NGỒI TRONG CHẬU NƯỚC ĐANG SÔI, như sau:
Thị trường có thể xuất hiện bất kỳ tin gì. Từ vĩ mô, chính sách, chiến tranh, bắt bớ, doanh nghiệp tốt xấu,...
Lúc nào bạn cũng nghe rằng doanh nghiệp tương lai còn tốt, triển vọng kinh tế còn sáng lạn. Định giá còn 60,000đ trong khi hiện tại chỉ 40,000đ. Bạn nghĩ đó là rẻ?! Và bạn giữ.
Trước đó bạn đã mua bằng margin, và dù lỗ, nhưng bạn tin nó sẽ lên lại. Bạn giữ.
Hôm trước giảm đỏ, hôm sau xanh xanh nhẹ. Vì bạn tin nó định giá cao. Bạn giữ.
Vì ai đó nổi tiếng nói rằng mọi thứ sẽ tốt lên. Vì bạn tin nó định giá cao. Bạn giữ.
Càng giữ, nó càng lịm dần, lịm dần. Đan xen giảm là hồi. Rồi lại giảm.
Bạn tin. Nó giảm. Bạn vẫn tin. Nó vẫn giảm.
Cho đến khi bạn bị force sell, nó chỉ còn là 10,000đ. Bạn vẫn tin. Nhưng niềm tin còn, chỉ mất tiền mà thôi.
Như con ếch ngồi trong nồi nước nguội đang được đun sôi dần dần. Nó sẽ bị chín dần chín dần, và một lúc nào đó, nó sẽ bị nấu chín, trở thành món ăn ngon của ai đó. Nó bị giết chết dần dần như thế. Nó chết mà nó cũng không hiểu vì sao nó chết.
Có lẽ nó sẽ hiểu, sau khi hồn nó bay lên cao. Tách ra khỏi mọi hoạt động, nhìn mọi thứ ở tổng quan hơn, có kinh nghiệm hơn. Chỉ là, nó chết rồi mà thôi!
Cũng một kịch bản ấy. Mà 20 năm, khi nghĩ về 90% nhà đầu tư, vẫn cứ cùng một nỗi niềm đó mà thôi!
Với tư cách một người tham gia đầu tư hoặc đầu cơ, (không còn quan trọng lúc này nữa), bạn luôn nên khắc ghi các điều sau:
B1. Nếu bạn không phải nhà đầu tư thuộc ban quản trị của công ty, hoặc có trên 5% số cổ phiếu để là một cổ đông lớn trong doanh nghiệp. Về yếu tố thông tin, bạn rất bất lợi. Có khi cổ phiếu suy giảm về yếu tố cơ bản nhưng bạn cũng sẽ chưa biết được. Hãy cảnh giác để thoát ngay nếu có dấu hiệu nguy cấp.
B2. Cho dù cổ phiếu bạn mua là cổ phiếu giá trị, hàng đầu tư. Nhưng nếu bạn nhúng tay vào margin, xin lỗi bạn, bạn đang đầu cơ rồi. Và khi mua bằng margin thì phải chú ý đến chuyển động của “dòng tiền” trên thị trường.
Khi bạn chỉ dùng tiền của mình và không vay margin, khi đó bạn mới được chơi lì với việc cổ phiếu downtrend.
B3. Cổ phiếu có thể được định giá 60,000đ vì cơ bản doanh nghiệp tốt, nhưng vì “Dòng tiền”đang bị rút ra => tâm lý đám đông sẽ không nhanh chóng dám nhảy vào mua cổ phiếu này. Nó có thể giảm về 10,000đ trong downtrend với timing 1,5-2 năm hoăc dài hơn, trước khi chu kỳ uptrend trở lại.
Nếu bạn lỡ vay nợ để mua cổ phiếu đó với giá cao => thì trong giai đoạn “dòng tiền rút ra => cổ phiếu downtrend dài hạn => bạn sẽ mất 70-80 hoặc mất 100% số tiền đầu tư.
B4. Nhiều người cứ tin vào cái định giá, và nghĩ rằng mình đang đầu tư nên cho dù có mua bằng margin vân ung dung nắm giữ. Cổ phiếu vào down dài hạn không bao giờ tụt mả một mạch thẳng đứng mà sẽ lịm dần, lịm dần. Đan xen các phiên hồi với thanh khoản yếu để “giúp” bạn cố nuôi giữ niềm tin giữ. Giữ đến khi chạm vào điểm bị call margin, bị bán force sell.
B5. Nếu bạn chấp nhận chơi mạnh, chơi lớn, chiến đấu giữ đến chết. Cũng được! Nhưng xin bạn đó đừng là khoản tiền mồ hôi nước mắt quan trọng của cả gia đình. Đừng vay nợ, đừng tín dụng đen, đừng là khoản tiền bán nhà bán đất để “múc”.
Xem TIPS hướng dẫn: "Ứng phó khi thị trường giảm điểm sâu" tại:
Bạn đầu tư, chắc chắn là để giàu. Để có tiền, để giúp bản thân và gia đình hạnh phúc hơn, vui hơn.
Nếu đó chỉ là khoản tiền 10-15% tổng tài sản của cá nhân bạn. Bạn “cháy” thoải mái. Nhưng nếu đó là 50%, hoặc lớn hơn, hoặc là cả gia sản hoặc thậm chí đi vay để đầu tư. Xin bạn hãy thực sự tỉnh táo và quyết đoán lúc này!
Nếu kịch bản nó giảm về đúng điểm bạn bị công ty chứng khoán force sell, bạn sẽ như nào, gia đình sẽ sống sao. Còn tiền là còn rất rất rất rất rất rất rất nhiều cơ hội đề giàu và thật giàu.
Hãy review lại danh mục. Hãy cắt bỏ phần margin để không bị force sell, call margin. Hãy cơ câu lại các cổ phiếu và loại bỏ những cổ phiếu không có cơ bản tốt. Kể cả cơ bản tốt, thì đừng margin, đáy giống đỉnh, dò đỉnh hay đáy đều là nỗ lực đi tìm điểm vô cực (với người mới).
Thông tin lúc này trên báo chí, trên các phương tiện rất dễ gây nhiễu. Hãy làm đúng việc cần làm.
Xin bạn hãy rất rất tỉnh táo, hãy nghĩ đến những giá trị còn lại của cuộc sống, và hãy nghĩ rằng người viết những dòng này cung đã trải qua toàn bộ y sì đúc cái hành trình ở trên. Đã lịm dần tài khoản, đã vay, đã margin, đã mất hết. Và có thể lam lại từ số 0. Nhưng nó đau đớn lắm.
Nếu còn lại số tiền > 0 thì bạn làm lại nhanh hơn. Còn tiền là còn giàu. Số 0 dù nhân với bao nhiêu lãi cũng bằng 0 mà thôi.
Xin hãy tỉnh táo, và dũng cảm lúc này. Cần một sự quyết đoán xem lai danh mục, cơ cấu lại nếu cần. Và thật quyết đoán, vì chính bạn, vì chính những giá trị cuộc sống, vì người bạn hướng đến mà vì đó bạn muốn kiếm tiền bằng đầu tư.
Hãy cho chính mình một cơ hội. Để an yên.
Chia sẻ thông tin hữu ích