Ảnh đại diện Pro
THAY ĐỔI TƯ DUY, BẠN SẼ ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ HƠN GẤP 10 LẦN!
Hôm nay tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một góc nhìn rất hay đã khiến tôi thay đổi tư duy từ một nhà đầu tư thua lỗ, lúc nào tâm trí cũng như đang đi đánh bạc, luôn muốn giàu nhanh trở thành một nhà đầu tư điềm tĩnh hơn, trân trọng việc làm giàu bền vững. Hiện tại tôi vẫn đang trên quá trình hoàn thiện bản thân, tốt hơn dù chỉ 1% mỗi ngày nhưng làm nó liên tục trong suốt một năm bạn sẽ thấy tiến bộ rõ rệt! Bài viết dài nên nếu bạn là một người ngại đọc thì hãy follow tôi để có thể đọc bài viết bất cứ lúc nào, mỗi ngày mang ra đọc một ít, thẩm thấu rồi lại lặp lại quy trình,... cũng như quy tắc 1% tôi đã nói ở trên vậy.
THAY ĐỔI TƯ DUY, BẠN SẼ ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ HƠN GẤP 10 LẦN!. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một góc  ...
Nhà đầu tư cá nhân rất thiệt thòi!
Tại sao tôi lại nói nhà đầu tư cá nhân lại là những người thiệt thòi nhất trên thị trường chứng khoán? Bởi vì một nhà đầu tư cá nhân sẽ phải vừa là người huy động vốn, vừa phân tích ngành, phân tích doanh nghiệp, quản trị rủi ro danh mục, quản lý vốn, kế toán,... như một quỹ đầu tư thực thụ vậy, trong khi đó tại một quỹ đầu tư thì mỗi phần họ lại chia ra một phòng ban chỉ để quản lý một mảng trong số các hạng mụng kể trên mục đích là để chuyên môn hóa từng phần cũng như đạt được sự khách quan trong quá trình ra quyết định của một quỹ đầu tư.
Nói vậy chẳng phải chặng đường của nhà đầu tư cá nhân chỉ toàn chông gai hay sao? Thực chất là một nhà đầu tư cá nhân, chúng ta cũng sẽ có một số lợi thế nhất định như việc chúng ta có thể dễ dàng ra/vào đối với một cổ phiếu bởi vì một phần do tính thanh khoản, nhà đầu tư cá nhân thường có số vốn khiêm tốn hơn rất nhiều so với một quỹ đầu tư, thứ hai là do không có các phòng ban rườm rà nên việc ra quyết định cũng sẽ nhanh chóng hơn,...
Biết được các khó khăn và lợi thế rồi, vậy sẽ ra sao nếu như chúng ta vừa có các lợi thế của nhà đầu tư cá nhân mà lại vừa đầu tư hiệu quả như quỹ đầu tư? Đó sẽ là một kết quả - đôi khi là một "giấc mơ" tuyệt vời phải không? Để làm được điều đó thì sau đây tôi sẽ đề cập đến điểm khác biệt giữa suy nghĩ của một nhà đầu tư cá nhân với một nhà quản lý quỹ, từ đó hãy suy ngẫm xem chúng ta cần phải thay đổi những gì.
QUẢN LÝ QUỸ TẬP TRUNG VÀO QUẢN LÝ RỦI RO – NHÀ ĐẦU TƯ TẬP TRUNG VÀO TÌM KIẾM LỢI NHUẬN.
Đây là một khác biệt rất quan trọng. Một Nhà đầu tư luôn nghĩ về lợi nhuận và chính vì quá tập trung vào lợi nhuận nên đã chấp nhận những rủi ro quá cao nên đã gây ra những sai lầm lớn.
Trong khi đó Quản Lý Quỹ đề cao việc bảo toàn vốn như thể đó là sự sống còn của cuộc đời mình. Quản Lý Quỹ thà "không vào lệnh và ước gì mình đã vào" còn hơn là "đã vào lệnh rồi ước gì mình đã không vào"
QUẢN LÝ QUỸ HIỂU RẰNG LỆNH NÀO HỌ CŨNG CÓ THỂ THUA – NHÀ ĐẦU TƯ LUÔN KỲ VỌNG THẮNG TRONG MỌI LỆNH VÀ KHÔNG BAO GIỜ MUỐN THUA.
Sự thật là không quan trọng chiến lược của bạn hiệu quả đến đâu hay indicator của bạn chính xác đến mức nào, xác suất thắng thua của một lệnh không bao giờ là 100%.
Quản Lý Quỹ hiểu rõ điều này nên họ luôn cẩn trọng đặt cắt lỗ hợp lý cho mọi lệnh. Vì hiểu rằng mọi lệnh đều có khả năng thua nên Quản Lý Quỹ không bao giờ rủi ro nhiều hơn số tiền mình đã lên kế hoạch từ trước vì bất kỳ lý do gì.
Còn Nhà đầu tư luôn hưng phấn khi phát hiện thấy một dấu hiệu vào lệnh đẹp, thỏa mãn tất cả các indicator của họ và Nhà đầu tư cho rằng đây là một cơ hội không thể thua được. Với suy nghĩ đó Nhà đầu tư thường xuyên rủi ro nhiều hơn số tiền nên rủi ro. Có khi họ còn đặt cược toàn bộ tài khoản của mình vào một lệnh mong gỡ gạc lại những lệnh thua. Họ không hiểu rằng trên thị trường không có gì là không thể, ngay cả một lệnh họ cho rằng “Không thể thua” vẫn thua như thường.
QUẢN LÝ QUỸ TÌM LÝ DO ĐỂ KHÔNG VÀO LỆNH – NHÀ ĐẦU TƯU LUÔN TÌM LÝ DO ĐỂ VÀO LỆNH.
Nhà đầu tư mới thường có nhu cầu vào lệnh rất cao vì họ cho rằng càng vào nhiều lệnh thì khả năng kiếm tiền càng nhiều.
Sự thật là càng vào nhiều lệnh thì gánh nặng chi phí càng nhiều và tỷ suất lợi nhuận sẽ giảm thiểu. Vào quá nhiều lệnh còn gây nguy hại đến tâm lý giao dịch và dễ tạo ra những sai lầm không đáng có.
Một nhà Quản Lý Quỹ sẽ luôn tự hỏi: “Liệu còn điều gì khiến mình KHÔNG NÊN vào lệnh nữa không?” Nếu không còn lý do nào ngăn cản, họ sẽ vào lệnh. Và một khi đã vào thì họ hoàn toàn tin tưởng vào quyết định của mình.
QUẢN LÝ QUỸ NHÌN VÀO THÀNH CÔNG TRONG DÀI HẠN – NHÀ ĐẦU TƯ NHÌN VÀO THÀNH CÔNG TRONG NGẮN HẠN.
Với một Quản Lý Quỹ, một lệnh thắng hay một lệnh thua không có gì đáng kể. Đó chỉ là một viên gạch để họ xây nên công trình to lớn của mình. Họ sẽ cẩn trọng nuôi nấng tài khoản của mình và nhìn nó tăng trưởng theo thời gian tính bằng năm, không phải bằng tháng hay tuần. Còn đối với Nhà đầu tư, họ xem từng lệnh như một cuộc chiến mà họ quyết tâm không thể thua.
Họ hào hứng với một lệnh thắng và trở nên tự tin thái quá để rồi sau đó tràn trề thất vọng chỉ với một lệnh thua. Tâm lý giao dịch của nhà Quản Lý Quỹ là sự bình an và vững chãi cùng với niềm tin tuyệt đối vào thắng lợi dài hạn. Còn bên trong một Nhà đầu tư nghiệp dư tràn đầy nỗi bất an, chi phối bởi lòng tham lam, nỗi sợ hãi, áp lực và sự tuyệt vọng.
QUẢN LÝ QUỸ HIỂU RẰNG KHÔNG CÓ BÍ MẬT TRONG THÀNH CÔNG – NHÀ ĐẦU TƯ CHO RẰNG CÓ MỘT HỆ THỐNG HOÀN HẢO THÌ HỌ SẼ THÀNH CÔNG.
Quản Lý Quỹ tập trung vào việc tuân thủ kỷ luật và duy trì sự nhất quán trong chiến lược giao dịch. Chính vì điều này họ tạo ra kết quả nhất quán và bền vững suốt nhiều năm.
Còn Nhà đầu tư luôn cho rằng nếu tìm ra “Chén thánh” thì họ sẽ đổi đời. Vì thế họ liên tục thay đổi phương pháp và không bao giờ thuần thục một phương pháp nhất định.
Cũng vì lẽ đó kết quả của họ không nhất quán lâu bền và Nhà đầu tư luôn trong cảm giác không hài lòng với kết quả của mình.
[TỔNG KẾT] QUẢN LÝ QUỸ LUÔN CÓ TƯ DUY XÁC SUẤT VÀ TƯ DUY ĐẶT CƯỢC TRONG ĐẦU - NHÀ ĐẦU TƯ THÌ TƯ DUY THEO CẢM XÚC.
Một người quản lý quỹ luôn có trong người một tư duy xác suất, tức họ hiểu rằng lệnh nào cũng có thể là lệnh thua, kể cả một lệnh bạn có 80% tỷ lệ thắng nhưng họ cũng hiểu rằng nếu như lúc nào cũng sợ hãi và sợ sai thì không bao giờ họ dám vào lệnh, lúc này tư duy sẽ thay họ ra quyết định. Giả dụ vẫn với lệnh có 80% tỷ lệ thắng như trên nhưng họ biết rằng nếu thắng thì họ có khả năng kiếm được 30% tổng tài sản còn khi thua thì họ sẽ chỉ mất 10% tổng tài sản thôi thì bạn nghĩ họ có dám đặt cược không? Câu trả là có! Điều tôi muốn nói ở đây không phải là làm thế nào để tính ra được tỷ lệ thắng thua như vậy mà ý tôi muốn nói tới ở đây là luôn giữ bản thân ở vị thế khách quan nhất có thể, vào lệnh khi lợi thế nghiêng về phía mình và thoát lệnh khi điều đó không còn nữa chứ không nên quá nghiêng về phía sợ hãi - không dám vào lệnh, hay quá tự tin - giữ vị thế hay mua bất chấp khi lợi thế đang nghiêng về phía đối thủ, và quan trọng nhất là luôn quản trị rủi ro vì quản trị rủi ro là lớp phòng thủ giúp ta tự tin hơn gấp 100 lần!
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết! Nếu cảm thấy hay và có giá trị hoặc bạn có ý kiến nào khác thì hãy comment cho tôi biết, tôi sẽ rất biết ơn vì điều đó. Chúc bạn đọc có một ngày cuối tuần vui vẻ và một tuần giao dịch thành công!
Nhà đầu tư lưu ý
Mã chứng khoán liên quan bài viết
1,234.70 +6.60 (+0.54%)
1,291.94 +5.87 (+0.46%)
prev
next
1 Yêu thích
3 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ