menu
24hmoney

Bài của Nhung ONeil

Pro
SO SÁNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA 2 BIỂU ĐỒ USD/VND VÀ VNINDEX
Mọi người nhìn 2 biểu đồ này sẽ thấy điều gì?
SO SÁNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA 2 BIỂU ĐỒ USD/VND VÀ VNINDEX. Mọi người nhìn 2 biểu đồ này sẽ thấy điều  ...
Xét mức độ tương quan
Tính tương quan ngược của 2 chỉ số DXY và chứng khoán. Điều này thể hiện rất rõ khi chỉ số DXY tạo đáy thì VN-Index cũng tạo đỉnh hoặc giao dịch chậm lại và sau đó cũng điều chỉnh giảm nếu DXY tăng đến 1 mức độ đủ lớn. Và cho thấy, sự ảnh hưởng rất lớn của đồng USD lên chỉ số VN-Index.
Tháng 1/2021 tỷ giá tăng mạnh lên 23,147, VNINDEX giảm từ 1200 về 1000
Tháng 4/2022 tỷ giá cũng tăng mạnh lên 23.155, VNINDEX giảm từ 1500 về 1200
Tháng 9/2022 tỷ tăng mạnh lên 23.189, VNINDEX giảm từ 1300 về 900
Tháng 10/2023 tỷ giá hiện đang ở mức 24.200 - đây cũng là một mức rất cao từ trước tới nay, VNINDEX đã phản ứng luôn với câu chuyện nay khi giảm một mạch từ 1250 xuống 1126 như hiện tại (giảm ~10%) và vẫn đang có xu hướng giảm tiếp trong thời gian tới!
2. Nguyên nhân tỷ giá tăng cao - Yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá
- Yếu tố tác động mạnh đến tỷ giá chính là lãi suất
Thế giới lạm phát, lạm phát ở Việt Nam đang thấp hơn ở Mỹ, lãi suất vay ngân hàng cao hơn ở Mỹ
Nghịch lý lãi suất ở thế giới và Việt Nam: Ở Mỹ lãi suất cao (FED liên tục duy trì đà tăng lãi suất, ở VN đang duy trì mức thấp (5.5-7%/năm). Lãi NH VN cho vay ra cao hơn nhiều ở Mỹ Nghịch lý: Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ: 4.25%, còn ở VN là 2.6% (Mua TP chính phủ VN lãi được 2.6%) --> theo thông thường Việt Nam đang rủi ro hơn Mỹ. Lợi suất trái phiếu chính phủ VN đang thấp hơn ở Mỹ, điều này gây tình trạng nguồn vốn rút ra khá nhiều để đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ
- Dự trữ ngoại hối của VN đang ở mức không cao: 85-88 tỷ USD (~3.3-3.5 tháng nhập khẩu), dự trữ ngoại hối thường so sánh với mức nhập khẩu --> Bảo vệ tỷ giá không thể chắc chắn được nếu trong TH tỷ giá có biến động lớn, NHNN sẽ khó khăn trong việc điều hành chính sách như hiện nay.
- FDI: tính đến cuối tháng 8/2023, lượng FDI vào VN đạt gần 18.15 tỷ USD (tăng 8.2% so với năm 2022) --> Hiện nay ở mức không cao, chưa thể cân đối được với tỷ giá
- Các yếu tố khác: vay nợ nước ngoài, kiều hối, khách quốc tế đến VN, LN từ các công ty đầu tư nước ngoài chuyển về, đi du lịch nước ngoài, chữa bệnh nước ngoài, du học nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài, lợi nhuận - cổ tức chuyển ra nước ngoài, vay nợ nước ngoài...
(Việt Nam trong vài năm qua mất giá ~3% --> chứng tỏ VN đang kiểm soát tỷ giá rất tốt. Trong 9 tháng qua tỷ giá VND mất 1.6% --> Xu hướng mất gía đang tiếp diễn).
Các Nhà đầu tư FDI (đầu tư trực tiếp vào VN) sẽ bị mất giá rất nhiều, hiện VN đang là thị trường phát triển mạnh của FDI --> Họ cần phải bán từ thị trường cổ phiếu để cân đối lại cán cân của họ
Tỷ giá USD ở thị trường VN giá tăng vì bản chất có một nhu cầu đô la lớn ở VN --> họ cần mua USD nhiều hơn và bán VND về lại hệ thống ngân hàng. Nguyên nhân: NĐT nước ngoài nào đó muốn cầm USD về, tỷ giá tăng ngoài việc do mặt bằng lãi suất VN hạ xuống thấp mà còn do vĩ mô quốc tế cũng có nhiều vấn đề (VD: thị trường Trung Quốc đang căng thẳng, BĐS vỡ nợ, kinh tế xuống dốc, quỹ tín thác lớn nhất nhì TQ là ZhongZhi có nguy cơ khủng hoảng thanh khoản), nên việc rút ròng là bình thường. Nếu như sắp tới cán cân xuất khẩu < nhập khẩu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới dự trữ ngoại hối tại VN, và có thể NHNN sẽ quay ngược lại chính sách điều hành: tăng lãi suất --> Liệu TTCK có giảm tốc theo?
SO SÁNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA 2 BIỂU ĐỒ USD/VND VÀ VNINDEX. Mọi người nhìn 2 biểu đồ này sẽ thấy điều  ...
3. Tác động lên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Khối ngoại: Tỷ giá tăng khiến dòng vốn ngoại rút ròng, không vào thêm tiền, làm giảm động lực tăng giá của thị trường chứng khoán, nhưng sẽ không quá đáng ngại với sự hỗ trợ từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Tỷ giá tăng chắc chắn có tác động nhất định lên thị trường chứng khoán, trong đó ảnh hưởng mạnh tới dòng vốn ngoại. Khối nhà đầu tư nước ngoài sẽ e dè hơn trong chiến lược đầu tư khi tỷ giá tăng lên.
=> Yếu tố kỳ vọng lợi nhuận trong trường hợp này được nâng lên nhiều hơn, từ đó gây áp lực lên dòng tiền, tạo nên dòng vốn rút ròng ra khỏi thị trường chứng khoán trong nước. Bằng chứng là khối ngoại liên tiếp bán ròng trong những tuần gần đây. Việc khối ngoại bán ròng không phản ánh chất lượng cổ phiếu hay định giá kém hấp dẫn mà là do rủi ro ngoại hối. Điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng chỉ số thị trường do danh mục của các nhà đầu tư nước ngoài thường có nhiều mã vốn hóa lớn.
- Nhà đầu tư lớn/tổ chức có sử dụng vốn vay ngoại tệ nhiều: (ngân hàng thương mại ngoại thương hoặc các DN lớn như Vingroup mới niêm yết trên TTCK Mỹ) Sẽ thực hiện lệnh bán lớn từ TTCK Việt Nam để chuyển một phần tiền chi trả nợ vay nước ngoài --> ảnh hưởng đến dòng tiền trên TTCK và ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ giá trên thị trường Việt Nam.
- Liên hệ lên thị trường chứng khoán: Các DN được hưởng lợi từ yếu tố tỷ giá trực tiếp trên TTCK Việt Nam: các doanh nghiệp xuất khẩu (thủy sản, dệt may, hóa chất, phân bón, ...) và tác động xấu đến các DN nhập khẩu và các DN có sử dụng nguồn vay nợ lớn từ nước ngoài.
Việc NHNN gần đây ban hành một loạt các chính sách như: phát hành tín phiếu ngắn hạn với lý do giảm bớt thanh khoản dư thừa trong hệ thống, như một động thái can thiệp hạ nhiệt tỷ giá, mới đây nhất ngày 1/10 NHNN ra thông tư tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng chính thức giảm từ 34% xuống 30%, lãi suất hiện vẫn đang duy trì ở mức thấp . Hơn nữa, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể vẫn còn tiếp tục tăng lãi suất tạo sức ép lên tỷ giá trong bối cảnh lãi suất VND hạ xuống thấp, liệu Việt Nam có cách nào khác để duy trì chính sách mà vẫn nâng đỡ được nền kinh tế hay không? => Hàng loạt những động thái mới của NHNN nhằm giảm áp lực từ tỷ giá, vẫn không được đánh giá cao và biện pháp cuối cùng là nâng lãi suất cũng sẽ phải áp dụng. Nếu tình huống này xảy ra thì nền kinh tế đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, không hút được lực cầu và càng làm cho tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan nhiều hơn.
Với tình hình Rủi ro nhiều hơn Cơ hội, khuyên nhà đầu tư nên thận trọng và đặc biệt cảnh giác trước những biến động trong chính sách điều hành của nền kinh tế, cũng như vĩ mô bất lợi của thế giới (đặc biệt là tình trạng giảm phát - khủng hoảng của Trung Quốc - nước lớn thứ 2 thế giới), xung đột Nga-Ukraina kéo dài, lạm phát vẫn duy trì ở mức cao và FED vẫn tiếp tục tăng lãi suất gây sức ép lên nền kinh tế. Không vội bắt đáy, nhìn thị trường để ra quyết định hành động, việc giữ tiền quan trọng hơn kiếm tiền, nếu tình hình có khả quan hơn, chúng ta sẽ tham gia trở lại.
Trên đây là góc nhìn cá nhân của cá nhân tôi, mọi người có ý kiến khác vui lòng góp ý ở phần bình luận bên dưới. Trân trọng cảm ơn!
Nhung O'Neil
Nhà đầu tư lưu ý
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

1,216.36

+6.84 (+0.57%)

Biểu đồ mã VN-INDEX

1,247.21

+6.71 (+0.54%)

Biểu đồ mã VN30-INDEX
Xem thêm Xem thêm
9 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ