menu
24hmoney

Bài của Lê Đắc Nam

Pro
MBB - Lợi thế “vượt trội” để có hạn mức tín dụng cao hơn
Q2/22: tín dụng tăng mạnh, NIM (Biên lãi ròng) cải thiện cùng với giảm dự phòng. Trong Q2/22, Cho vay  ...

Q2/22: tín dụng tăng mạnh, NIM (Biên lãi ròng) cải thiện cùng với giảm dự phòng
Trong Q2/22, Cho vay tăng trưởng mạnh 25,5% so với cùng kì (svck) và 14,3% so với đầu năm, cao hơn mức toàn ngành (9,35% so với đầu năm). NIM tăng trưởng đạt 5,73% chủ yếu nhờ chi phí vốn giảm. Chi phí dự phòng giảm 17,5% svck giúp LN ròng Q2/22 tăng vọt 78,1% svck.
MBB khả năng được tăng trưởng tín dụng cao hơn
Một số ngân hàng sẽ được nới hạn mức tín dụng cao hơn trong nửa cuối năm 2022 (tăng trưởng tín dụng của MBB đạt 14% so với đầu năm, gần với hạn mức 15%).
Tiêu chí sẽ bao gồm chất lượng tài sản, quy mô hoạt động cùng với việc hỗ trợ xử lý tổ chức tài chính yếu kém. Với tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cao (11,2%) và tỷ lệ nợ xấu (NPL) thấp (1,18%) vào cuối Q2/22, MBB cũng đặt mục tiêu quản lý một tổ chức tài chính yếu kém trong năm nay.
Như vậy, khả năng cao MBB sẽ được nới tín dụng, có thể lên đến 20% trong năm nay.
Tăng trưởng LN cao nhờ chất lượng tài sản vững chắc giai đoạn 2022-2023
NIM kỳ vọng giữ ở mức 5% giai đoạn này khi tỷ lệ CASA cao sẽ giúp giảm thiểu sự tăng lên của chi phí vốn. Bên cạnh đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao 221% và tỷ lệ nợ xấu (NPL) là 1,18% vào cuối Q2/22, sẽ giúp MBB giảm chi phí dự phòng trong 2 năm tiếp theo (dự tính giảm/tăng 7,9%/1,9% svck giai đoạn 2022-2023).
Kết quả, LN ròng tăng 28,5%/20,1% svck giai đoạn 2022-2023, cùng với ROE duy trì ở mức 23% - 24%.
Nhà đầu tư lưu ý
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ