Ảnh đại diện
LienVietPostBank - LPB: Cập nhật kết quả kinh doanh Quý 1/2023 - Chất lượng tài sản ổn định trong bối cảnh vĩ mô khó khăn
LPB đã công bố kết quả kinh doanh Q1/2023 với lợi nhuận sau thuế giảm 12% so với cùng kỳ còn 1.566 tỷ đồng, chủ yếu vì tổng thu nhập hoạt động giảm (giảm 4% so với cùng kỳ) và chi phí hoạt động tăng (tăng 17% so với cùng kỳ).
Ngoài ra, phiên bán đấu giá 140 triệu cổ phiếu LPB (tương đương 8,3% số lượng cổ phiếu lưu hành) của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) với giá khởi điểm là 22.908đ/cp (cao hơn 59% so với thị giá) vào ngày 21/4 đã bị hủy bỏ vì không có nhà đầu tư tham gia. Và đây là kết quả không quá bất ngờ.
LienVietPostBank - LPB: Cập nhật kết quả kinh doanh Quý 1/2023 - Chất lượng tài sản ổn định trong bối  ...
1. Tăng trưởng tín dụng Q1/2023 ở mức khá
Tổng tín dụng Q1/2023 tăng 2,8% so với đầu năm đạt 242 tỷ đồng, với các cấu phần chính trong tín dụng tăng trưởng đồng đều. LPB không có trái phiếu doanh nghiệp.
Về mặt huy động, tiền gửi khách hàng tăng 5,3% so với đầu năm (đạt 227 nghìn tỷ đồng) và giấy tờ có giá tăng 29,3% so với đầu năm (lên 45 nghìn tỷ đồng) trong khi vay liên ngân hàng giảm 33,4% so với đầu năm (xuống còn 26 nghìn tỷ đồng). Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn giảm còn 5,3% từ 8,8% tại thời điểm cuối Q4/2022.
LienVietPostBank - LPB: Cập nhật kết quả kinh doanh Quý 1/2023 - Chất lượng tài sản ổn định trong bối  ...
Bảng: Tóm tắt kết quả kinh doanh Q1/2023 của LPB
2. Tỷ lệ NIM tiếp tục ở mức thấp
Tỷ lệ NIM Q1/2023 giảm 4 điểm cơ bản so với quý trước (giảm 78 điểm cơ bản so với cùng kỳ) xuống còn 3,51% với lợi suất gộp tăng 89 điểm cơ bản so với quý trước (tăng 95 điểm cơ bản so với cùng kỳ) nhưng chi phí huy động tăng 101 điểm cơ bản so với quý trước (tăng 203 điểm cơ bản so với cùng kỳ).
Trong số các nguồn huy động, lãi suất vay liên ngân hàng tăng mạnh nhất so với cùng kỳ. Cụ thể, lãi suất tiền gửi và lãi suất vay liên ngân lần lượt tăng 208 điểm cơ bản so với cùng kỳ (tăng 112 điểm cơ bản so với quý trước) và 492 điểm cơ bản so với cùng kỳ (tăng 13 điểm cơ bản so với quý trước).
3. Thu nhập ngoài lãi giảm vì không còn ghi nhận phí bancassurance trả trước
Thu nhập ngoài lãi Q1/2023 giảm 6% so với cùng kỳ xuống còn 360 tỷ đồng. Đóng góp chủ yếu là lãi thuần hoạt động dịch vụ (tăng 4% so với cùng kỳ và tăng 26% so với quý trước) đạt 226 tỷ đồng và lãi thuần hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 145 tỷ đồng. Trong khi đó, thu nhập khác ghi nhận âm 12 tỷ đồng so với 191 tỷ đồng trong Q1/2022.
Lãi thuần HĐ dịch vụ của LPB thường ở mức kém so với các ngân hàng thương mại khác, có lẽ vì Ngân hàng thiếu một định hướng rõ ràng và một chiến lược quyết liệt hơn trong khai thác cơ sở khách hàng hiện hữu.
4. Chi phí hoạt động tăng vừa phải
Chi phí hoạt động Q1/2023 tăng 17% so với cùng kỳ lên 1.344 tỷ đồng, chủ yếu xuất phát từ chi phí nhân viên (tăng 23% so với cùng kỳ lên 789 tỷ đồng) trong khi số lượng nhân viên tăng 11,8% so với cùng kỳ lên 12.282 người.
Với chi phí hoạt động tăng nhanh hơn tổng thu nhập hoạt động, tỷ lệ CIR Q1/2023 của LPB tăng lên 43% từ 41% trong Q4/2022 – nhưng thấp hơn mức 44% trong năm 2022.
5. Chất lượng tài sản ổn định trong bối cảnh vĩ mô khó khăn
Tỷ lệ nợ xấu của LPB vẫn duy trì ở mức 1,45% so với 1,46% tại thời điểm cuối Q4/2022. Trong khi đó tỷ lệ nợ nhóm 2 tăng lên 1,99% từ 1,51% tại thời điểm cuối Q4/2022. Hệ số LLR giảm còn 111% từ 142% tại thời điểm cuối Q4/2022.
Tỷ trọng tín dụng dành cho lĩnh vực bất động sản của LPB nhỏ (0,5% so với mức bình quân ngành ngân hàng là 5,3%) và Ngân hàng không có trái phiếu doanh nghiệp (so với bình quân ngành là 1,4%), nên chất lượng tài sản đã được giữ khá tốt trong vài quý vừa qua
Rủi ro đối với chất lượng tài sản của LPB là các khoản cho vay liên quan đến ngành xây dựng với tỷ trọng trong dư nợ cho vay khoảng 10,9% (bình quân ngành là 6,9%) (các khoản vay này có thể có mối liên hệ với các doanh nghiệp bất động sản ở mức độ nhất định).
Chi phí dự phòng Q1/2023 giảm 28% so với cùng kỳ xuống còn 224 tỷ đồng, tương đương chi phí tín dụng là 0,38%; giảm từ 0,62% trong Q1/2022. Tuy nhiên, chi phí tín dụng Q1/2023 của LPB vẫn được đánh giá là tích cực vì Ngân hàng đã sử dụng một lượng lớn lợi nhuận để trích lập dự phòng, ở mức 1.306 tỷ đồng trong Q4/2022 (tương đương chi phí tín dụng Q4/2022 là 2,33%).
Thanh Tùng - PTT
Nhóm Tư Vấn Đầu Tư VCCI4 - HSC
Nhà đầu tư lưu ý
Mã chứng khoán liên quan bài viết
31.85 +0.15 (+0.47%)
prev
next
7 Yêu thích
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ