menu
24hmoney

Bài của Lý Khánh Thuỳ

Ảnh đại diện Pro
Hoà Phát và Formosa yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu - Tập đoàn Hoa Sen phản ứng ra sao?
1. DN
Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) là doanh nghiệp có thị phần top 1 trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh tôn thép ở Việt Nam, theo sau đó là GDA và NKG.
Hoà Phát và Formosa yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu - Tập đoàn Hoa Sen phản ứng  ...
2. Câu chuyện Formosa và Hòa Phát đề xuất khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép nhập khẩu Trung Quốc
- Ngày 26-3, lãnh đạo Tập đoàn Hòa Phát cho biết Formosa và Hòa Phát nộp đơn đến Bộ Công Thương yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng HRC có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngày 16/4, yêu cầu đã được duyệt. Quy trình điều tra chống bán phá giá mất khoảng 12 -18 tháng kể từ ngày Bộ Công Thương ra quyết định khởi xướng điều tra.
- Hiện nay, tại thị trường Việt Nam chỉ có Formosa và Hòa Phát tham gia vào cuộc đua sản xuất thép HRC.
- HSG, GDA và NKG là những doanh nghiệp mua thép HRC về để sản xuất các sản phẩm tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, ống thép…
- Hiện nay, giá thép HRC trên thế giới đang dao động ở mức 720 USD/tấn, trong khi đó giá bán thép HRC của Hoà Phát ở mức 920 USD/tấn tại thị trường miền Bắc và tại miền Nam sẽ có giá 924 USD/tấn, giá chưa bao gồm VAT => Đương nhiên sự chênh lệch giá này sẽ khiến các DN mua HRC có xu hướng nhập khẩu thế giới hơn là mua nội địa.
Hoà Phát và Formosa yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu - Tập đoàn Hoa Sen phản ứng  ...
=> Vì thế, câu chuyện này được khởi xướng để Hoà Phát và Formosa có thể bảo toàn thị phần thép HRC của mình ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều này sẽ làm tăng chi phí đầu vào của các DN tôn thép như HSG, GDA và NKG…
3. HSG phản ứng ra sao trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá này của 2 ông lớn?
- HSG cho biết 2 ông lớn sản xuất thép HRC này chiếm tới 80% ngành HRC nội địa, chỉ khoảng 20% còn lại là hàng nhập khẩu. Thêm vào đó, HSG cho biết trên thực tế biên độ phá giá của HRC từ Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam trong suốt năm 2023 rất thấp (khoảng 1,26%), chưa vượt quá mức 2% để có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá hàng hoá => HSG tin rằng chưa có đủ cơ sở rõ ràng cho việc áp thuế chống bán phá giá cho HRC nhập khẩu từ Trung Quốc.
4. Góc nhìn cá nhân
- Khả năng Bộ công thương đưa ra quyết định áp dụng thuế nhập khẩu HRC sau 12-18 tháng điều tra là tương đối thấp vì những lý do sau:
+ Biên lợi nhuận của các DN tôn mạ đầu ngành khá thấp,… Nếu áp thuế nhập khẩu HRC nữa thì chi phí đầu vào tăng cao, gây áp lực lên các DN như HSG/GDA/NKG, thậm chí sẽ gây phá sản đồng loạt các DN nhỏ lẻ => Liệu chính phủ sẽ nghiêng về bảo vệ DN sản xuất nội địa mà “hy sinh” hàng loạt các DN tôn mạ nhỏ lẻ khác?
Hoà Phát và Formosa yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu - Tập đoàn Hoa Sen phản ứng  ...
=> Biên lợi nhuận các quý gần đây của HSG đang khá thấp sau đỉnh Quý 3/2021.
Hoà Phát và Formosa yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu - Tập đoàn Hoa Sen phản ứng  ...
=> Biên lợi nhuận của GDA cũng tương tự HSG, đều ở mức khá thấp. Quý 1/2024 chỉ dưới 10%.
+ Thị phần sản xuất HRC của HPG và Formosa chiếm tỷ trọng rất lớn tại Việt Nam, nếu áp thuế NK HRC nữa thì có khả năng 2 DN này sẽ tiến tới độc quyền thị trường => Điều nay vi phạm luật chống độc quyền.
+ Lợi ích của người tiêu dùng: giá đầu vào HRC tăng, người mua cuối cùng sẽ là người chịu gánh nặng. Câu hỏi đặt ra cho BCT sẽ bảo vệ lợi ích người tiêu dùng hay ủng hộ các sản xuất DN nội địa như HPG?
5. Khuyến nghị
- Báo cáo lợi nhuận sau thuế của HSG năm 2023 tạo đáy rất thấp tính từ 2006 – nay, đối với một DN có vốn hoá lớn như Hoa Sen, có thể kỳ vọng trong 2024-2025 sức bật sẽ rất mạnh => Vì vậy, có thể cân nhắc rót vốn.
Hoà Phát và Formosa yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu - Tập đoàn Hoa Sen phản ứng  ...
- Có thể cân nhắc mua HSG quanh 24x-25x, hiện giá đang tích luỹ đi ngang với volume thấp
Nhà đầu tư lưu ý
1 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ