Chỉ báo RSI ''Bí Quyết Thắng Lợi Trong Đầu Tư Chứng Khoán"
RSI là chỉ báo gì trong phân tích chứng khoán?
RSI là chỉ báo kỹ thuật giúp nhà đầu tư phát hiện tình trạng quá mua hoặc quá bán trên thị trường.
RSI là viết tắt của Relative Strength Index - chỉ số sức mạnh tương đối. Chỉ báo RSI tính toán tỷ lệ giữa mức tăng giá và giảm giá trung bình trong một khoảng thời gian nhất định, thể hiện tình trạng quá mua và quá bán của thị trường.Chỉ báo này được ra đời vào năm 1978 bởi ông J. Welles Wilder.
Hàm ý của chỉ báo RSI trong phân tích chứng khoán
Giá trị của RSI được biểu diễn trên thang từ 0 đến 100. Trong đó, nếu RSI lớn hơn 70, về lý thuyết có nghĩa là cổ phiếu đang bị mua quá mức. Điều này cũng cảnh báo xu hướng tăng giá có khả năng bị đảo ngược.
Ngược lại, nếu RSI nhỏ hơn 30 có nghĩa là cổ phiếu đang bị bán quá mức, cho biết giá chứng khoán có thể gần chạm đáy và chuẩn bị quay đầu tăng.
Ở giữa mức 30 và 70 được coi là vùng trung tính, với mức 50 được là dấu hiệu không có xu hướng.
Để chắc chắn hơn các tín hiệu, nhà đầu tư có thể điều chỉnh chỉ báo RSI để đặt 20 và 80 là các mức quá bán và quá mua thay vì 30 và 70..
Cách dùng chỉ báo RSI hiệu quả trong đầu tư chứng khoán
Như cách ta phân loại chỉ báo RSI là một chỉ báo động lượng, nhằm xác định xu hướng tiếp diễn của giá, thì tùy theo xu hướng của giá mà ta sẽ có cách sử dụng khác nhau. Như ví dụ bên dưới về cổ phiếu HPG, trong xu hướng tăng giá, chỉ báo RSI thường sẽ không chạm vùng 30 điểm trở xuống, nên ở những vùng RSI dưới 40 nhà đầu tư có thể lựa chọn vị thế mua vào.
Ngược lại, trong xu hướng giảm của cổ phiếu, RSI ở trên vùng 60 hoặc 70 điểm (tùy theo khẩu vị rủi ro) mà nhà đầu tư có thể lựa chọn việc bán ra/chốt lời. Việc cân nhắc những vị thế mua vào ở vùng RSI dưới 30 điểm cũng có thể là một chiến thuật tốt, nhưng đòi hỏi sự nghiên cứu tỉ mỉ.
Cách dùng chỉ báo RSI hiệu quả trong đầu tư chứng khoán
Như cách ta phân loại chỉ báo RSI là một chỉ báo động lượng, nhằm xác định xu hướng tiếp diễn của giá, thì tùy theo xu hướng của giá mà ta sẽ có cách sử dụng khác nhau. Như ví dụ bên dưới về cổ phiếu HPG, trong xu hướng tăng giá, chỉ báo RSI thường sẽ không chạm vùng 30 điểm trở xuống, nên ở những vùng RSI dưới 40 nhà đầu tư có thể lựa chọn vị thế mua vào.
Ngược lại, trong xu hướng giảm của cổ phiếu, RSI ở trên vùng 60 hoặc 70 điểm (tùy theo khẩu vị rủi ro) mà nhà đầu tư có thể lựa chọn việc bán ra/chốt lời. Việc cân nhắc những vị thế mua vào ở vùng RSI dưới 30 điểm cũng có thể là một chiến thuật tốt, nhưng đòi hỏi sự nghiên cứu tỉ mỉ.
Vẽ xu hướng cho đường RSI
Ta có thể vẽ các đường xu hướng cho chỉ báo RSI để xác định điểm mua và bán.
Trong xu hướng giảm của RSI, thì đường xu hướng sẽ là kháng cự mà ở đó khi đường RSI phá vỡ đường kháng cự sẽ cho điểm mua.
Ngược lại, trong xu hướng tăng của RSI, đường xu hướng sẽ là hỗ trợ, khi đường RSI phá đường hỗ trợ báo hiệu điểm bán.
Sử dụng chỉ báo RSI phân kỳ
Chỉ báo RSI phân kỳ giúp nhà đầu tư xác định những điểm mà ở đó xu hướng đảo chiều sẽ diễn ra.
Khi xu hướng của chỉ báo RSI giảm, nhưng giá cổ phiếu tăng => RSI phân kỳ âm, cổ phiếu có khả năng sẽ đảo chiều giảm.
Khi xu hướng của chỉ báo RSI tăng, nhưng giá cổ phiếu giảm => RSI phân kỳ dương, cổ phiếu có khả năng sẽ đảo chiều tăng.
Khi xu hướng của chỉ báo RSI giảm, nhưng giá cổ phiếu tăng => RSI phân kỳ âm, cổ phiếu có khả năng sẽ đảo chiều giảm.
Khi xu hướng của chỉ báo RSI tăng, nhưng giá cổ phiếu giảm => RSI phân kỳ dương, cổ phiếu có khả năng sẽ đảo chiều tăng.
Chia sẻ thông tin hữu ích