menu
24hmoney

Bài của Nhung ONeil

Pro
𝐁𝐀̆́𝐓 Đ𝐀́𝐘 𝐂𝐎̂̉ 𝐏𝐇𝐈𝐄̂́𝐔
Ở những giai đoạn trước, tôi có nhắc đến "Những Dấu hiệu nhận biết đáy", có vẻ NĐT chưa có kinh nghiệm đọc bài đó sẽ hơi khó hiểu một chút. Do vậy, hôm nay tôi sẽ đưa tới cho mọi người một kiến thức dễ hiểu hơn để dễ dàng nhận biết đáy và cách thức "bắt đáy cổ phiếu" cũng như những lưu ý xung quanh khu vực này.
𝐁𝐀̆́𝐓 Đ𝐀́𝐘 𝐂𝐎̂̉ 𝐏𝐇𝐈𝐄̂́𝐔. Ở những giai đoạn trước, tôi có nhắc đến "Những Dấu hiệu nhận biết  ...
𝟭. "𝗕𝗮̆́𝘁 đ𝗮́𝘆 𝗰𝗼̂̉ 𝗽𝗵𝗶𝗲̂́𝘂" 𝗹𝗮̀ 𝗴𝗶̀
Đây là một khái niệm không hề xa lạ với số đông các Nhà đầu tư. Với mức sinh lời mạnh mẽ: 15-20% trong thời gian ngắn nếu bắt đúng thời điểm đảo chiều. Nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro rất cao, có thể "cụt tay" bất cứ khi nào.
"Đáy" là vùng mà tại đó thị trường đã trải qua một đợt suy giảm rất mạnh, nhiều cổ phiếu rơi 40-50% và thị trường rơi về mức chiết khấu cao 20-30%, định giá thị trường/cổ phiếu về mức thấp. Nguyên nhân giảm giá do các yếu tố: vĩ mô bất lợi (bên ngoài), nền kinh tế giảm phát/kém tăng trưởng (bên trong), những sự kiện "thiên nga đen" (chiến tranh/hỏa hoạn/dịch bệnh...),... 𝐻𝑎̀𝑛ℎ đ𝑜̣̂𝑛𝑔 "𝑏𝑎̆́𝑡 đ𝑎́𝑦 𝑐𝑜̂̉ 𝑝ℎ𝑖𝑒̂́𝑢" thường đem lại mức sinh lợi cao, nên có sức hấp dẫn cao với nhiều nhà đầu tư, đặc biệt những NĐT vừa mới mất tiền trước đó hoặc những NĐT đã có kinh nghiệm "bắt đáy". Những nhà đầu tư nổi tiếng với trường phái "mua thấp-bán cao" này gồm có: John Templeton, Benjamin Graham,...
𝟐. 𝐍𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐝𝐚̂́𝐮 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐭𝐚̣𝐨 đ𝐚́𝐲
Ngoài những dấu hiệu tôi đã liệt kê ở bài trước khi kết hợp các công cụ kỹ thuật: Nến và cụm nến đảo chiều, mẫu hình đảo chiều, RSI từ 30 trở xuống 20 và phân kỳ dương, chỉ báo động lượng Momentum, các phiên bùng nổ theo đà.. ... Và các chỉ số cơ bản: P/E thị trường dao động vùng đáy từ 9.5-10.5,...
Tôi xin liệt kê thêm 𝟔 𝐲𝐞̂́𝐮 𝐭𝐨̂́ 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐛𝐢𝐞̂́𝐭 đ𝐚́𝐲 sau đây:
- 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝒌𝒉𝒐𝒂̉𝒏 𝒕𝒉𝒊̣ 𝒕𝒓𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈 𝒈𝒊𝒂̉𝒎 𝒎𝒂̣𝒏𝒉: Vùng này gần như lượng NĐT nắm giữ không còn nhiều, lực bán giảm, lực mua không tham gia --> thanh khoản thấp. Theo phân tích kỹ thuật thường ghi nhận thanh khoản duy trì ở mức thấp, bằng khoảng ¼ so với ở vùng đỉnh.
- 𝑪𝒂́𝒄 𝒏𝒉𝒂̀ đ𝒂̂̀𝒖 𝒕𝒖̛ 𝒍𝒐̛́𝒏 𝒎𝒖𝒂 𝒗𝒂̀𝒐: đa số là tổ chức, lãnh đạo doanh nghiệp thấy giá CP rẻ họ mua vào CP quỹ hoặc vận động người thân tham gia mua
- 𝑻𝒂̂𝒎 𝒍𝒚́ 𝒃𝒊 𝒒𝒖𝒂𝒏, 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝒄𝒖̛̣𝒄 𝒏𝒉𝒖̛𝒏𝒈 𝒈𝒊𝒂́ đ𝒊 𝒏𝒈𝒂𝒏𝒈, 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒈𝒊𝒂̉𝒎: giá lúc này khó có thể giảm sâu được nữa, liên tục đi ngang, tăng giảm biên độ nhỏ. Khắp các diễn đàn tâm lý chán nản, không còn ai quan tâm tới thị trường, nhiều tiếng kêu than....
- 𝑻𝒚̉ 𝒍𝒆̣̂ đ𝒐̀𝒏 𝒃𝒂̂̉𝒚 𝒕𝒉𝒂̂́𝒑: Nếu như ở vùng đỉnh, lượng margin với tỷ lệ đòn bẩy ở mức cao, áp lực bán giải chấp xuất hiện thì TT giảm mạnh, còn vùng đáy là ngược lại. Đa số các CTCK hạ tỷ lệ margin, các kho margin 2:8, 3:7 không còn hoạt động....
- 𝑪𝒂́𝒄 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒏𝒈𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝒕𝒐̂́𝒕 𝒂̂𝒎 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒎 𝒕𝒂̆𝒏𝒈 𝒈𝒊𝒂́: Mặc dù thị trường tiếp tục rơi vào đà giảm, nhóm cổ phiếu thị trường giảm mạnh nhưng bên cạnh đó vẫn có số ít DN giữ được mức giảm nhẹ, hoặc thậm chí đi ngang, sau đó bật lên mạnh - đa số là những DN có nền tảng kinh doanh tốt, tài chính ổn định, nhưng lại kém về mặt thanh khoản.
- 𝑻𝒉𝒊̣ 𝒕𝒓𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒐̛ 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒕𝒊𝒏 𝒙𝒂̂́𝒖: khi giá cổ phiếu đã phản ánh hết yếu tố tiêu cực, những tin xấu tiếp theo xuất hiện cũng không thể khiến giá giảm thêm --> Đây là dấu hiệu dễ nhận biết khi thị trường tạo đáy và đi lên.
𝟯. 𝗖𝗮́𝗰𝗵 𝗴𝗶𝗮̉𝗶 𝗻𝗴𝗮̂𝗻 𝘃𝘂̀𝗻𝗴 đ𝗮́𝘆:
- Cách 1: Giải ngân theo từng lần: 10-20-30-50, 20-20-20-30-10, hoặc 30-30-30-10. Đó là cách giải ngân nếu cổ phiếu của bạn đi đúng hướng, tăng đúng như nhận định.
- Cách 2: Mua test ở phiên bùng nổ với vol lớn hơn trung bình tầm 50%, tùy vào khối lượng tiền định mua mà quyết định chia ra bao nhiêu lần mua. Nên chia làm 3 lần. 1 lần test và 2 lần mua bổ sung giá lên. Tuyệt đối không trung bình giá xuống vì xác định đầu cơ, mua trung bình giá xuống là chết!
- Cách 3: Với NĐT trung hạn sẽ áp dụng cách này đó là chia nhỏ nguồn tiền thành 5-10 phần. Mua lần lượt vào các phiên bùng nổ và các nền giá vững chắc. Có thể giải ngân nhiều hơn khi cảm thấy giá rẻ.
- Nếu giải ngân lần 1 và lần 2 xong, giá cổ phiếu chưa đi đúng xu hướng --> mạnh dạn cắt lỗ đề phòng trường hợp giảm giá sâu hơn, rủi ro cao hơn.
𝟰. 𝗡𝗵𝘂̛̃𝗻𝗴 𝗹𝘂̛𝘂 𝘆́ 𝗸𝗵𝗶 𝘁𝗵𝗮𝗺 𝗴𝗶𝗮 "𝗕𝗮̆́𝘁 đ𝗮́𝘆 𝗰𝗼̂̉ 𝗽𝗵𝗶𝗲̂́𝘂"
Phải nhấn mạnh rằng đây là hành động khó, đòi hỏi nhà đầu tư phải có nhiều kiến thức và kinh nghiệm, tuân thủ kỷ luật trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu như lợi nhuận, cơ hội phát triển, tình hình kinh doanh và các yếu tố thị trường chung khác. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần theo dõi các chỉ số kỹ thuật để giúp họ quyết định thời điểm mua vào.
- Không nên bắt đáy với nhóm cổ phiếu đầu cơ hoặc lại tài sản dưới mệnh giá - rủi ro cực cao, có thể mất trắng vốn. Chỉ mua những doanh nghiệp có nền tảng cơ bản, giá bị bán quá đà về mức chiết khấu thấp, hấp dẫn. Giá vùng đáy bị chững lại, đi ngang 3-5 phiên.
- Danh mục giải ngân: chỉ nên chọn 3-5 cổ phiếu có mức chiết khấu cao, cơ bản bị giảm giá về mức thấp (đa số là các nhóm thị trường: chứng khoán, bất động sản, ngân hàng).
- Không nên dùng margin để bắt đáy cổ phiếu, margin chỉ được sử dụng trong giai đoạn thị trường đi lên mua theo trường phái tăng trưởng khi CP break được nền.
- Nên giải ngân thành nhiều lần (như phương pháp bên trên), điều này tăng tính an toàn cho tài khoản, và có thể lựa chọn được những thời điểm mua tiếp theo nếu không may cổ phiếu tiếp tục giảm.
- Cắt lỗ thẳng khi hàng về nếu giao dịch mua đi sai xu hướng, cổ phiếu hoặc thị trường tiếp tục giảm. Đây chính là tuân thủ kỷ luật.
Bài viết này tôi nghĩ là khá rõ ràng và chi tiết, cũng đơn giản và dễ hiểu hơn để bạn đọc hình dung và áp dụng được. Tôi hy vọng đây cũng là Mẹo hay giúp các nhà đầu tư giao dịch thành công, tránh được cơn bão bán xuống đang càn quét thị trường. Đâu đó, sau những ngày mưa rơi sẽ lại là những ngày nắng đẹp. Đừng tập trung nhìn vào đà giảm mà cảm thấy sợ hãi, hãy bình tĩnh quan sát để nhận ra được cơ hội trên thị trường.
Chúc nhà đầu tư luôn thành công!
𝐍𝐡𝐮𝐧𝐠 𝐎'𝐍𝐞𝐢𝐥
Nhà đầu tư lưu ý
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

1,222.99

+6.63 (+0.55%)

Biểu đồ mã VN-INDEX

1,255.64

+8.43 (+0.68%)

Biểu đồ mã VN30-INDEX
6 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ