- Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất dùng trong nông nghiệp
- Sản xuất, thương mại lúa gạo, bao bì, giống cây trồng
- Ngành nông nghiệp: Nông nghiệp luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất tại Việt Nam. Với việc đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc nội (20%), ngành nông nghiệp vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Sức mạnh về sản lượng nông nghiệp của Việt Nam được xây dựng dựa trên nền tảng nông thôn rộng lớn (66% dân số), nơi lao động nông nghiệp và kinh doanh nông nghiệp chiếm 70% lực lượng lao động. Bên cạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn trong nước, Việt Nam cũng đang tham gia vào thị trường xuất nhập khẩu nông sản. Trong năm 2020, Tốc độ tăng trưởng GDP ngành đạt 2,65%; Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 41,25 tỷ USD. Thu nhập của người dân nông thôn đạt 43 triệu đồng/người/năm.
- Thị trường thuốc BVTV: Tại Việt Nam, ngành nông nghiệp là ngành chủ lực với giá trị đóng góp lên đến 20% GDP cả nước. Theo nghiên cứu và thống kê từ các chuyên gia và tổ chức, mùa màng có thể bị thiệt hại lên tới 40% do sâu bệnh nếu không có sự can thiệp từ các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật. Số lượng thuốc BVTV được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp tài VN khá lớn, khoảng 100.000 tấn/năm. Tuy vậy, hiện nay 70% nguyên liệu đầu vào của nông nghiệp của nước ta lệ thuộc vào nước ngoài. Ngay trong dịch Covid-19 hiện nay cho thấy, nhiều vật tư nông nghiệp, trong đó có phân bón vô cơ, cũng bị lệ thuộc vào các nguồn cung từ nước ngoài. Hiện nay, trung bình mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 100.000 - 120.000 tấn thuốc BVTV. Cùng với đó, có trên 20.000 loại phân bón khác nhau của hàng trăm DN trong nước sản xuất đưa ra thị trường. Trong vòng 5 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm, Việt Nam chi từ 500 - 700 triệu USD để nhập hóa chất, thuốc BVTV.
- KQKD Quý I/2021 của Tập đoàn Lộc Trời (LTG) vô cùng tích cực, với doanh thu thuần ở mức 2.396,8 tỉ đồng, tăng gấp 3,2 lần so với cùng kỳ năm 2020 – giai đoạn hoạt động kinh doanh của LTG chịu nhiều tác động bởi dịch Covid-19.
- Doanh thu từ thuốc BVTV của LTG tăng 4,4 lần cùng kỳ, đạt mức 1.575,6 tỉ đồng. Doanh thu từ lương thực đạt 604,9 tỉ đồng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước.
- Các nguồn thu từ hạt giống, bao bì và xây dựng trong Quý 1/2021 của LTG cũng tăng so với cùng kỳ năm 2020. So với Quý 1/2020, biên lợi nhuận gộp của LTG tiếp tục được cải thiện, đạt mức 24,7%.
- Sau khi trừ các khoản chi phí LTG lãi sau thuế 183,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 37 tỷ đồng. LNST công ty mẹ đạt gần 182 tỷ đồng tương đương EPS đạt 1.918 đồng.
- Theo LTG, kết quả kinh doanh khả quan của Quý 1/2021 được hỗ trợ bởi các yếu tố thời tiết thuận lợi và giá nông sản giữ mức cao khiến nông dân tích cực đầu tư sản xuất, tiếp đến là việc hệ thống phân phối của công ty đã hoạt động ổn định sau tái cơ cấu, điều chỉnh các chính sách quản lý.
- Yếu tố thời tiết được dự báo sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác nông nghiệp khi dần chuyển sang trạng thái ENSO (trung tính) trong các tháng cuối năm 2021. Trong khi đó, World Bank dự báo giá lương thực sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao do các lo ngại về an ninh lương thực sau Covid-19.
- Mặc dù doanh thu quý II của LTG tăng cao, nhưng lợi nhuận lại sụt giảm so với cùng kỳ do chi phí tăng mạnh. Cụ thể:
- Doanh thu thuần trong kỳ đạt 2.724,5 tỷ đồng - tăng mạnh 86% cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên giá vốn hàng bán cũng tăng cao hơn ở mức tăng hơn 122% nên lợi nhuận gộp đạt hơn 348 tỷ đồng giảm gần 13% so với quý II/2020. Biên lợi nhuận gộp đạt 12,8%, trong khi quý 2/2020 đạt tới 27,2%.
- Về tình hình tài chính, doanh thu tăng mạnh 66,7% trong khi đó chi phí cũng tăng mạnh tới 33%. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng cao, lần lượt tăng trưởng 20,2% và 16,8% so với cùng kỳ năm trước, lần lượt là 182,3 tỷ và 74,2 tỷ.
- Khấu trừ các khoản chi phí thuế, Lộc Trời báo lãi sau thuế 45,5 tỷ đồng, giảm mạnh tới 70% so với cùng kỳ năm trước.
- Mặc dù các khoản chi phí trong kỳ tăng cao, song lợi nhuận sau thuế của Lộc Trời vẫn tăng cao gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận hơn 229 tỷ đồng, trong đó LNST công ty mẹ đạt 227 tỷ đồng, EPS 6 tháng đạt 2.395 đồng.
- LTG hiện vẫn đang là doanh nghiệp đứng đầu ngành thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam, khi mà DN này nắm hơn 20% thị phần cả nước trong ngành. Đây cũng là nguồn thu lớn nhất của LTG, với hơn 50% doanh thu và 80% lợi nhuận gộp đến từ việc kinh doanh sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.
- LTG hiện đang dẫn đầu thị phần gạo thương phẩm tại Việt Nam. Hiện nay, LTG hiện chiếm khoảng 5 - 6% tổng thị phần sản phẩm gạo thương phẩm của Việt Nam. Định hướng của LTG trong mảng gạo thương phẩm là hướng vào phân khúc gạo cao cấp, có giá bán cao với định hướng đồng đều cả thị trường xuất khẩu và nội địa
- Sau đại dịch Covid – 19 qua đi, vấn nạn về nhu cầu lương thực, thực phẩm, lúa gạo,… sẽ tăng cao, kéo theo việc giá gạo tăng. Khi dịch Covid – 19 trong nước bình ổn, Việt Nam sẽ đẩy mạnh việc xuất khẩu lúa gạo, trong đó đặc biệt là hướng tới thị trường châu Âu. Ngoài ra, Hiệp định thương mại EV-FTA có hiệu lực từ 08/2020 sẽ hỗ trợ việc xuất khẩu thị trường EU trong dài hạn cho LTG khi thị trường EU chính là một trong những thị trường trọng điểm kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng thời gian tới.
- Mảng giống cây trồng của LTG vẫn còn có thể phát triển tốt, khi mà nguồn cung giống cây trồng trong nước hiện chỉ đáp ứng được hơn 30% nhu cầu trong nước. LTG hiện đang là doanh nghiệp cung cấp, nghiên cứu nguồn giống thứ 2 cả nước, them vào đó DN này đang sở hữu Trung tâm nghiên cứu giống và 6 nhà máy sản xuất giống cây trồng với tổng công suất thiết kế đạt 62.600 tấn hạt giống các loại mỗi năm
Điểm mua: quang vùng 41.x – 42.x
============/==============
Nhóm Zal0 Cộng Đồng: https://bit.ly/2Z5RrMB
Telegram Cộng Đồng: https://bit.ly/3lMxy5J
Mở Tài khoản Chứng Khoán: https://bit.ly/3vgczve
Chia sẻ thông tin hữu ích