menu
24hmoney

Bài của Đức Anh Tuấn TVI

Ảnh đại diện
ANV-Có xứng danh cổ phiếu tăng trưởng?
Biên lợi nhuận ròng của công ty trong năm 2017 là 4.88% sau đó tăng mạnh giai đoạn 2018-2019 với lần lượt 14.67% và 15.71%. Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên doanh nghiệp bị chững lại, với biên lợi nhuận ròng năm 2020 chỉ còn là 5.88% và năm 2021 thậm chí còn chịu ảnh hưởng nhiều hơn, nên biên lợi nhuận ròng chỉ còn 3.68%.
Đối với cố phiếu tăng trưởng, theo nhà đầu tư Fisher tác giả cuốn sách’’Lợi nhuận thường, cổ phiếu phi thường” thì cần có các yếu tố như biên lợi nhuận ròng cao, sản phẩm vượt trội cũng như có một bộ máy quản lí trung thực, có năng lực và không ngừng cố gắng để đáp ứng kì vọng của nhà đầu tư. Đối với mặt hàng cá tra, ANV tự tin sản phẩm của mình có chất lượng vượt trội khi tự chủ nguồn nguyên liệu 100% cao hơn doanh nghiệp đầu ngành VHC(75%). ANV có tỷ trọng hợp đồng bán hàng CFR/FOB cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Hợp đồng CFR sẽ có mức giá bán cao hơn vì đã bao gồm phí vận chuyển trong khi giá của hợp đồng FOB không bao gồm phí vận chuyển. Điều này dẫn đến tỷ suất lợi nhuận gộp của ANV cao hơn, nhưng chi phí vận chuyển hàng hóa sẽ ghi vào chi phí bán hàng của công ty, nên tỷ suất lợi nhuận ròng lại thấp hơn.
Với kỳ vọng rằng với kế hoạch quay lại thị trường Hoa Kỳ của công ty trong tháng này sẽ giúp duy trì giá bán bình quân cả năm 2022 ở mức cao là 2,80 USD/kg (so với mức 2,10 USD/kg vào năm 2021) và tăng trưởng sản lượng tiêu thụ là 20% so với cùng kỳ (điều này cũng có nghĩa là tăng trưởng sản lượng trong 6 tháng cuối năm sẽ đạt 26% so với cùng kỳ). Do đó, dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận ròng của ANV trong năm 2022 lần lượt đạt 5,4 nghìn tỷ đồng (tăng 54% so với cùng kỳ) và 870 tỷ đồng (tăng 576% so với cùng kỳ), tương ứng với mức tăng trưởng lợi nhuận 948% so với cùng kỳ trong 6 tháng cuối năm 2022, do mức cơ sở so sánh thấp trong 6 tháng cuối năm 2021, vì công ty phải chịu khoản chi phí phòng ngừa COVID-19 cao. Tuy nhiên, giá cá tra có thể đã đạt đỉnh vào quý 2/2022. Theo đó, dự báo giá bán bình quân sẽ giảm xuống còn 2,40 USD/kg (giảm 15% so với cùng kỳ) và sản lượng tiêu thụ tăng trưởng ở mức 15% so với cùng kỳ vào năm 2023. Điều này dẫn đến tỷ suất lợi nhuận gộp giảm xuống 21% vào năm 2023 từ mức 29% năm 2022. Năm 2023, ước tính ANV đạt doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 5,3 nghìn tỷ đồng (giảm 1% so với cùng kỳ) và 615 tỷ đồng (giảm 29% so với cùng kỳ). Như vậy, EPS năm 2022 và 2023 sẽ lần lượt là 6.823 đồng/cổ phiếu (tăng 576% so với cùng kỳ) và 4.824 đồng/cổ phiếu (giảm 29% so với cùng kỳ).
ANV đang giao dịch ở mức P/E năm 2022 và năm 2023 lần lượt là 7,6 lần và 10,7 lần, đây là mức hợp lý theo quan điểm của chúng tôi, sau khi cân nhắc đến khả năng lợi nhuận của ANV sẽ giảm vào năm 2023. Xin đưa ra giá mục tiêu cho ANV là 47.700 đồng/cổ phiếu dựa trên EPS năm 2022 và P/E mục tiêu là 7,0 lần. Giá mục tiêu thấp hơn khoảng 7,9% so với mức giá thị trường hiện tại. Khuyến nghị đầu tư với cổ phiếu ANV: đầu tư dài hạn, nếu có thể về vùng giá mục tiêu thì có thể giải ngân.
ANV-Có xứng danh cổ phiếu tăng trưởng?. Biên lợi nhuận ròng của công ty trong năm 2017 là 4.88% sau  ...
Nhà đầu tư lưu ý
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

34.55

-0.25 (-0.72%)

Biểu đồ mã ANV
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ