TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN NĂM 2022: CƠ HỘI THÁNG 08
Khuyến nghị tìm hiểu: NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG
Sản phẩm kinh doanh chủ lực: Huy động vốn, cho vay vốn, trung gian thanh toán, kinh doanh sản phẩm chứng khoán, kinh doanh tiền tệ
Địa bàn kinh doanh: Ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam
Số lượng cổ đông lớn: 4 cổ đông, bao gồm 1 cổ đông chiến lược là Ngân hàng AOZORA- Nhật Bản
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đang trong thời gian thuận lợi về nhiều mảng hoạt động bao gồm thu nhập từ tăng trưởng tín dụng, thu nhập ngoài lãi từ các dịch vụ, mua bán chứng khoán đầu tư, mua bán ngoại hối. Theo đó, lợi nhuận thuần từ Hoạt động kinh doanh và lợi nhuận trước thuế báo cáo tăng trưởng liên tiếp trong 4 năm liền kề. Dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh trong 2 năm 2019, 2020 đạt trên 20% một năm, giảm tốc ở năm 2021 khi tăng trưởng ở mức 14,3%. Mảng hoạt động kinh doanh chứng khoán được tăng vốn mạnh từ 929 tỷ đồng năm 2020 lên 4.565 tỷ đồng năm 2021. Mảng hoạt động đầu tư chứng khoán nợ của các TCTD và TCKT có xu hướng tăng dần theo quy mô tài sản, bình quân mang về 1.300 tỷ đồng thu nhập mỗi năm cho ngân hàng, kèm với đó là thu nhập từ mảng dịch vụ và thu nhập khác đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của Ngân hàng. Giai đoạn 2019-2021, ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro ở mức gần 1000 tỷ đồng mỗi năm để xóa nợ xấu. Các chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh cho thấy giá trị kinh tế ngân hàng tạo ra là cao so với mặt bằng chung các doanh nghiệp ngoài ngành và cả trong cùng ngành. Cụ thể, 100 đồng vốn chủ sở hữu của ngân hàng tạo ra 25 đồng năm 2019, tạo ra 24 đồng năm 2020 và 22 đồng năm 2021. Tổng tài sản đưa vào kinh doanh tạo ra 2.6 đồng lợi nhuận. Con số này là vô cùng tích cực nếu đối chiếu đến ngành ngân hàng ở Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Phương Đông có tình hình tài chính khá vững mạnh, quản lý rủi ro ở mức xuất sắc, hiệu quả kinh doanh nằm ở nhóm đầu ngành trong nhóm ngân hàng TMCP tư nhân Việt Nam.
Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2018 - 2021 được giữ ở mức thấp, trong tầm kiểm soát tốt hơn quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là nhỏ hơn 3%. Tổng giá trị tiền dự phòng rủi ro đủ xóa 82,7% số nợ xấu ngân hàng chưa thu hồi trong báo cáo cuối năm 2021, giá trị lợi nhuận sau thuế có thể bù trừ thanh toán tới 326% tổng giá trị nợ xấu. Về cơ bản nợ xấu chưa phải là vấn đề lớn đối với Ngân hàng. Các tỷ lệ an toàn tài chính nằm ở mức độ cho phép, ví dụ chỉ số Dư nợ cho vay/Tiền huy động khách hàng là 77%, thấp hơn số tối đa theo quy định của NHNN là 85%, hay chỉ số đòn bảy tài chính Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu là 846%, trong ngành ngân hàng Việt Nam, không có nhiều ngân hàng dùng đòn bẩy ở tỷ lệ bằng hoặc thấp hơn Ngân hàng TMCP Phương Đông. Tổng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức 22% thấp hơn mức trần là 35% theo quy định. Biên lãi từ tài sản sinh lãi NIM ổn định ở mức 3,8%. Hiệu quả kinh doanh của OCB nằm trong nhóm đầu ngành ở Việt Nam. Xét theo các tiêu chí xếp hạng tài chính, các chỉ số tài chính của Ngân hàng TMCP Phương Đông đạt tới 13/14 tiêu chí trong 2 năm 2020-2021, điều này cho thấy OCB quản lý chất lượng kinh doanh, quản lý rủi ro ở mức xuất sắc.
Ngân hàng đang đầu tư 25 dự án công nghệ nhằm mục tiêu mang lại những lợi ích cho ngân hàng gồm có (1) gia tăng chất lượng dịch vụ, (2) đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, (3) gia tăng năng lực kiểm soát rủi ro hệ thống, (4) đáp ứng mở rộng quy mô kinh doanh. Các dự án ngân hàng đang thực hiện có tính chất liên kết, đồng bộ hệ thống để hỗ trợ nhau.
TẦM NHÌN VÀ KHẨU VỊ RỦI RO
OCB được lãnh đạo cam kết xây dựng nằm trong TOP 5 ngân hàng TMCP tư nhân tốt nhất Việt Nam. Để thực hiện tầm nhìn này, OCB thực thi chiến lược 5 năm giai đoạn 2021-2015, “Trọng tâm của chiến lược là vươn lên nhóm ngân hàng tư nhân hàng đầu tại Việt Nam theo ba tiêu chí cốt lõi gồm tăng trưởng quy mô tài sản đi kèm chất lượng và hiệu quả. Quy mô tương ứng mức độ tín nhiệm đối với khách hàng, đối tác - chất lượng tài sản tốt tương ứng mức độ tín nhiệm đối với cổ đông, nhà đầu tư – hiệu quả là tiêu chí tín nhiệm sau cùng đối với toàn bộ những chủ thể quan tâm đến doanh nghiệp”.
“Khẩu vị rủi ro của Ngân hàng TMCP Phương Đông theo phân tích cho thấy: Lãnh đạo ngân hàng tập trung cấp vốn cho các hoạt động vay dài hạn, thu lãi suất cao hơn hoạt động cấp vốn ngắn hạn. Ngân hàng qua đó đảm bảo tốt các tiêu chí an toàn tài chính như tỷ lệ an toàn thanh khoản LDR, tỷ lệ CAR, tỷ lệ đòn bẩy nợ, đặc biệt ngân hàng không bị áp lực tăng trưởng huy động tín dụng. Khi ngân hàng kiểm soát tốt nợ xấu ở mức thấp thì đã tự tạo ra lợi thế cho mình vì sẽ được đánh giá ở mức xếp hạng tín nhiệm cao, được NHNN cho phép tăng trưởng tín dụng ở mức cao so với các ngân hàng khác”.
Tỷ lệ đòn bẩy nợ trong tổng nguồn vốn kinh doanh thấp hơn nhiều so với các ngân hàng đầu ngành khác, khi nợ xấu kiểm soát ở mức thấp thuộc nhóm dẫn đầu, OCB sẽ có lợi thế trong việc xin NHNN cấp room tăng trưởng tín dụng cao hơn so với ngân hàng khác. Qua đó, tạo cơ sở giúp thúc đẩy tăng trưởng quy mô, mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng thêm giá trị kinh tế. Mảng kinh doanh chứng khoán, đầu tư chứng khoán của OCB cũng là hoạt động mang lại thu nhập lớn và có thể kỳ vọng sẽ tiếp tục hoạt động tốt trong thời gian sớm.
Ngân hàng chia cổ tức bằng cổ phiếu trong nhiều năm gần đây, hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu mang ý nghĩa ngân hàng tái đầu tư lợi nhuận sau thuế làm vốn điều lệ để phục vụ hoạt động kinh doanh. Cổ đông đầu tư cổ phiếu ngân hàng cần nắm rõ, trong nhiều năm gần đây, các ngân hàng đang đẩy mạnh tăng trưởng quy mô và hoạt động kinh doanh nên đa số các ngân hàng đều không chia lợi nhuận tiền mặt mà tái đầu tư lợi nhuận. Cổ tức bằng cổ phiếu có tác dụng chia nhỏ giá cổ phiếu theo tỷ lệ trả cổ tức, việc này giúp tăng thanh khoản giao dịch hàng ngày của cổ phiếu khi các cổ phiếu niêm yết giao dịch ở vùng thị giá thấp thường có độ hấp dẫn hơn nhiều so với các cổ phiếu niêm yết giao dịch ở vùng thị giá cao. Về dài hạn, ngân hàng kinh doanh hiệu quả, vốn chủ sở hữu liên tiếp tăng đều đặn thì cổ tức bằng cổ phiếu hay cổ tức bằng tiền mặt đều mang lại lợi ích cho nhà đầu tư, mặt khác, cổ tức cổ phiếu là hình thức tự tái đầu tư vốn, nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu dài hạn sẽ được hưởng lãi kép từ sự kiện này.
Định giá cổ phần doanh nghiệp theo cách tính trực quan: Ở mức giá 18.100 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị vốn hóa ngân hàng là 24.795 tỷ đồng, cao hơn gấp 1,14 lần vốn chủ sở hữu cuối năm 2021, cao gấp 6,7 lần lợi nhuận sau thuế tính lũy kế 4 quý gần nhất (là quý 1, 2 năm 2022 và các quý 3, 4 năm 2021). Phần chênh lệch giữa tổng giá trị vốn hóa và vốn chủ sở hữu công ty là 2.990 tỷ đồng bằng 0,8 lần lợi nhuận sau thuế tính trung bình trong 02 năm gần nhất. Ở mức định giá này, cổ phiếu được đánh giá là hấp dẫn đối với đa số mục tiêu đầu tư.
Link tìm hiểu công ty (01): https://s.cafef.vn/hose/OCB-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-phuong-dong.chn
Link tìm hiểu công ty (02): https://www.ocb.com.vn/vi/nha-dau-tu
Để biết chi tiết hơn về vùng định giá hợp lý mua cổ phiếu, thời điểm mua cổ phiếu có lợi nhất và các chiến lược giao dịch, anh chị vui lòng liên hệ gọi em theo thông tin sau:
__________________________
Phòng Tư vấn Đầu tư – CTCP Chứng khoán VPS
Địa chỉ: Phòng giao dịch Thăng Long, số 8 Phạm Ngọc Thạch, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội
Số điện thoại cá nhân: 03 9894 6666 hoặc 086 218 2246
ID chuyên gia tư vấn quản lý tài khoản chứng khoán: 6433
Mail công ty: tunt1@vps.com.vn
Kênh Youtube: VPV Channel
Chia sẻ thông tin hữu ích