Ảnh đại diện Pro
BÀI PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU: BSR
CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (UPCOM: BSR)
Dự đoán giá ngày 29/7/2022: 32.000 VND
Thời gian theo dõi và đánh giá: 31/5/2022 – 29/7/2022
Quan điểm đầu tư: Dựa vào giá trị doanh nghiệp và triển vọng ngành.
1. Tổng quan về BSR:
Lịch sử hình thành:
Công ty TNHH MTV Lọc – Hóa dầu Bình Sơn (BSR) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được thành lập vào ngày 9 tháng 5 năm 2008 với nhiệm vụ quản lý, điều hành sản xuất Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và kinh doanh các sản phẩm lọc, hóa dầu của Nhà máy. Đến tháng 3/2018, cổ phiếu BSR bắt đầu giao dịch trên hệ thống UPCOM của sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội với giá tham chiếu là 22,400 đồng. Ngày 01/07/2018, chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn với vốn điều lệ 31,004,996,160,000 đồng.
Thông tin cơ bản:
Mã chứng khoán: BSR
Sàn niêm yết: UPCOM
Vốn hóa thị trường: 76,892.39 tỷ đồng
KLCP đang niêm yết: 3,100,499,616 cp
KLCP đang lưu hành: 3,100,499,616 cp
EPS cơ bản: 2.32 nghìn đồng
P/E: 10.36
Giá trị sổ sách /cp: 12.86 nghìn đồng
Lĩnh vực kinh doanh:
Kinh doanh, xuất, nhập khẩu, dự trữ và phân phối dầu thô.
Sản xuất, bán buôn và bán lẻ các sản phẩm dầu mỏ, sản phẩm trung gian, nhiên liệu sinh học, hạt nhựa Polypropylene,...
Cung cấp dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa và tư vấn kỹ thuật trong lĩnh vực lọc – hóa dầu.
Đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực trong công nghiệp lọc - hóa dầu.
Cung cấp dịch vụ hàng hải và cảng biển liên quan đến ngành lọc – hóa dầu.
Đầu tư và phát triển các dự án lọc – hóa dầu, nhiên liệu sinh học,...
Ban lãnh đạo:
Ban lãnh đạo của BSR bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát và Kế toán trưởng. Đại diện theo pháp luật là ông Bùi Ngọc Dương giữ chức vụ Tổng Giám đốc.
Cơ cấu cổ đông:
Tập đoàn dầu khí Việt Nam sở hữu 92.12%
KIM Vietnam Growth Equity Fund sở hữu 0.53%
KITMC Worldwide Vietnam RSP Balanced Fund sở hữu 0.13%
2. Triển vọng ngành:
Giá dầu thế giới chạm mốc 130 USD/thùng, thiết lập đỉnh cao mới trong 12 năm và tiếp tục neo cao ở mức trên 96 USD/thùng từ giữa tháng 3. Vào đầu năm 2022, nhiều tổ chức quốc tế như JP Morgan dự báo giá dầu sẽ duy trì trung bình trên mức 110 USD/ thùng ( mức tăng 50% so với năm 2021) khi những xung đột địa chính trị gây nên sự thiếu ổn định về nguồn cung dầu khí trên thế giới.
Nhu cầu dầu thô thế giới sẽ được thúc đẩy bởi mức tiêu thụ xăng dầu tăng mạnh và hoạt động du lịch quốc tế sôi động trở lại khi nhiều quốc gia mở lại biên giới bên cạnh động lực ngắn hạn đến từ việc chuyển đổi từ khí sang dầu trong ngành điện ở khu vực châu Á và châu Âu. Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) dự báo nhu cầu toàn cầu sẽ tăng 3,3 triệu thùng/ngày lên mức trung bình 100,9 triệu thùng/ngày cho cả năm 2022. Trong khi đó, OPEC+ dự kiến tăng hạn ngạch sản xuất thêm 432000 thùng/ngày, con số nhỏ giọt so với trạng thái thiếu hụt nặng sản lượng dầu trên thế giới.
Thị trường kinh doanh xăng dầu trong nước tăng trưởng trong năm 2022, được hỗ trợ bởi: (1) nhu cầu đi lại của người dân và hoạt động sản xuất của Việt Nam phục hồi từ Quý 4/2021 trở đi khi Chính phủ nới lỏng giãn cách xã hội, (2) nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước dự kiến tăng thêm 3%/năm, và (3) một số dự án dầu khí trong nước đã bắt đầu có những dấu hiệu tích cực hơn và kỳ vọng sớm được khởi công trong thời gian sắp tới.
3. Các chỉ số tài chính:
Chỉ số P/E đang ở định mức hấp dẫn và thấp hơn so với các doanh nghiệp trong ngành.
Chỉ số EPS tăng trưởng mạnh qua các năm, đặc biệt là từ 2021 đánh dấu sự hồi phục mạnh mẽ sau 1 năm đại dịch và tăng 37.8% so với Quý 1/2021.
Các chỉ số ROE và ROA của BSR tăng trưởng đều đặn và cao hơn mức trung bình của ngành.
4. Phân tích tình hình tài chính:
Năm 2021, BSR ghi nhận doanh thu đạt 101,079 tỷ đồng (tăng 74.4%) và lợi nhuận sau thuế đạt 6,673 tỷ đồng so với cùng kì lỗ hơn 2,800 tỷ đồng.
Biên lợi nhuận gộp: cải thiện đáng kể khi phần lớn chi phí được giữ ở mức ổn định cũng như việc tăng công suất giúp cho doanh nghiệp dự trữ được hàng tồn kho giá rẻ từ đó biên lợi nhuận gộp năm 2021 tăng trưởng lên mức 7% trong khi cùng kỳ ghi nhận mức âm 4%.
Cơ cấu tài sản: tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2022, nguyên giá tài sản cố định của BSR đạt hơn 47,449 tỷ đồng, tăng nhẹ 3 tỷ so với đầu năm. Tài sản cố định đạt 19,567 tỷ đồng, giảm 2.9% so với đầu năm do chi phí khấu hao tăng. Hàng tồn kho giảm hơn 3,500 tỷ đồng so với năm trước do nhu cầu tiêu thụ xăng dầu hồi phục từ Q4/2021.
Cơ cấu nợ vay: Nợ vay của BSR giảm dần qua các năm do nhà máy Dung Quất đã đi vào hoạt động ổn định, không phải thực hiện đại tu (đại tu 3 năm/lần, đợt gần nhất vào năm 2020) nên dòng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh được BSR tập trung vào trả các khoản nợ vay giúp giảm thiểu rủi ro về nghĩa vụ tài chính. Tính từ đầu năm 2022, BSR đã trả hơn 2,200 tỷ đồng nợ vay; nợ vay dài hạn hiện tại chỉ còn 472 tỷ đồng. Cơ cấu nợ vay dịch chuyển từ giảm vay dài hạn tăng vay ngắn hạn.
5. Lợi thế cạnh tranh:
Ngành lọc dầu của Việt Nam đang ở bước đầu phát triển với 2 nhà máy lọc dầu là Dung Quất và Nghi Sơn. Tính tới cuối năm 2021, Dung Quất chiếm gần 36% thị phần thị trường sản phẩm xăng dầu của Việt Nam và NMLD Nghi Sơn chiếm 34%; còn lại 30% là sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, NMLD Nghi Sơn đã gặp khó khăn về mặt tài chính và phải hạ công suất hoạt động xuống 80% công suất thiết kế. Đây có thể là một động lực ngắn hạn cho BSR trong năm 2022 vận hành nhà máy Dung Quất ổn định với hiệu suất 108% và bù đắp sản lượng thiếu hụt do NMLD Nghi Sơn giảm công suất.
6. Rủi ro:
Biến động giá dầu dẫn đến biến động doanh thu và lợi nhuận: Giá dầu giảm mạnh sẽ khiến giá trị hàng tồn kho giảm và lợi nhuận gộp âm. Chu kỳ sản xuất của BSR là khoảng 15 ngày trong khi số ngày tồn kho là khoảng 30 ngày. Trong Quý 1/2020, BSR đã lỗ 2,332 tỷ VNĐ do dịch COVID-19 ảnh hưởng đến giá sản phẩm và nhu cầu của nhà máy lọc dầu và khiến giá dầu giảm hơn 30%. Tuy nhiên, đây là rủi ro ít có thể xảy ra do giá dầu đang neo ở mức cao do gián đoạn cung – cầu dầu khí trên thế giới
Kế hoạch mở rộng và nâng cấp nhà máy lọc dầu Dung Quất: nâng công suất của nhà máy từ 6.5 triệu tấn/năm lên 8.5 triệu tấn/năm và đầu vào có thể xử lý được cả dầu thô chua thay vì chỉ dầu thô ngọt như hiện nay. Tuy nhiên, việc huy động vốn để làm dự án là một thách thức với BSR do PVN không bảo lãnh khoản vay cho dự án này của BSR.
7. Phân tích kỹ thuật:
Về ngắn hạn, sau khi tạo đáy cổ phiếu BSR có chuỗi tăng giá liên tiếp (10 phiên) với khối lượng thanh khoản liên tục tăng. Đóng cửa phiên ngày 31/05 tại mức giá 26.600 VND, cổ phiếu hoàn thành mẫu hình 2 đáy với nến xanh mạnh mẽ kết hợp khối lượng thanh khoản tăng 120% so với khối lượng trung bình 20 phiên.
Chỉ báo xu hướng MACD cắt và phân kỳ bên đường tín hiệu EMA, kết hợp với chỉ báo RSI bật tăng mạnh và thiết lập đỉnh cao mới, điều này cho thấy khả năng cổ phiếu sẽ tiếp tục đà tăng giá trong các phiên tới.
Về đường trung bình, BSR đã vượt qua các đường trung bình ngắn hạn và trung hạn như MA10, MA20, MA50 ngày.
8. Xu hướng:
Xu hướng ngắn hạn: dòng tiền tích lũy và BSR đang ở trong xu hướng tăng ngắn hạn (+6,8%)
Xu hướng trung hạn: dòng tiền suy yếu và BSR đang ở trong xu hướng giảm trung hạn (-15,4%)
Xu hướng dài hạn: BSR đang ở trong xu hướng tăng dài hạn (+23,1%)
9. Dự báo tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu trong 3 năm tới:
Tăng trưởng doanh thu: ước tính BSR có mức tăng trưởng doanh thu trung bình 17,6%/năm trong 3 năm tiếp theo, thấp hơn mức tăng trưởng doanh thu 12 tháng gần nhất (63.9%) do dự báo doanh thu năm 2023 giảm khi thực hiện đại tu lần 5.
Tăng trưởng LNST: ước tính tăng trung bình 27,2%/năm trong 3 năm tiếp theo, cao hơn mức tăng trưởng LNST 12 tháng gần nhất (25.2%).
10. Khuyến nghị cá nhân:
Khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu BSR
Giá mục tiêu : 32,000 VND/cổ phiếu
Tăng/giảm : 20.3%
------------------------------------
Liên hệ tư vấn: 0386063332 (Z.alo)
#Tuvan #Dautu #Chungkhoan
Nhà đầu tư lưu ý
Mã chứng khoán liên quan bài viết
19.60 +0.20 (+1.03%)
92.06 +0.24 (+0.26%)
prev
next
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ