Ý tưởng đầu tư 2023: Các cổ phiếu mở rộng công suất (P1)
Với việc dòng tiền không còn rẻ và nhiều trên TTCK thì các cơ hội đầu tư trong thời gian tới chắc chắn vẫn sẽ khan hiếm. Việc chọn đúng ngành, đúng mã sẽ là bài toán hàng đầu vì thị trường sẽ không tăng ồ ạt như trước nữa. Trong đó chiến lược tìm kiếm các doanh nghiệp đang đầu tư mở rộng công suất cũng là 1 yếu tố quan trọng góp phần tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và từ đó tác động đến tăng giá cổ phiếu.
Dưới đây là 8 cơ hội như vậy trong năm 2023.
1, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (mã CK: ACV)
Cấu phần 3 (hạ tầng thiết yếu) của dự án Cảng hàng không Long Thành với công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa sẽ đi vào vận hành năm 2025. Theo ước tính, tổng số hành khách thông qua cảng hàng không sẽ tăng 9,6%/năm trong giai đoạn 2019-2030.
Nhu cầu phục vụ khách qua cảng trong tương lai có xu hướng tăng, do đó việc mở rộng công suất sẽ mang đến rất nhiều triển vọng tươi sáng.
2, Công ty Cổ phần BAF Việt Nam (mã CK: BAF)
Tiềm năng tăng trưởng từ mô hình 3F cùng các trang trại chăn nuôi lợn mới của BAF sẽ đáp ứng nhu cầu về thịt sạch ngày một cao trên thị trường Việt Nam.
Các trang trại lợn đi vào hoạt động sẽ làm công suất gia tăng 226% so với hiện tại. Hiện có một số dự án mới được đưa vào vận hành bao gồm: Xanh 1 và 2; Nam và Đông An Khánh; Bắc An Khánh; Hải Đăng; Phú Yên 2. Quý 1/2023 tới đây, các dự án sẽ đi vào vận hành như: Thiên Phú Sơn (6,3 nghìn con lợn giống và 30 nghìn lợn thịt); Tân Hợp (60 nghìn lợn thịt); Giai Xuân (5 nghìn lợn giống và 30 nghìn lợn thịt).
Vào năm 2023 khi các dự án này đi vào hoạt động, quy mô đàn lợn của BAF sẽ lên đến 379 nghìn con lợn thịt (+247% so với cùng kỳ) và hơn 44 nghìn con lợn giống (+144% so với cùng kỳ).
2 nhà máy giết mổ đi vào hoạt động cũng giúp BAF đáp ứng được nhu cầu chế biến thực phẩm và hoàn thiện hơn mô hình 3F.
Ngoài ra, BAF cũng được kỳ vọng sẽ hưởng lợi khi giá heo có thể tăng trong năm 2023 do thị trường Trung Quốc mở cửa khiến nhu cầu heo ngày càng lớn.
3, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (mã CK: DHG)
Nhà máy Betalactam Hậu Giang với công suất thiết kế có thể lên tới 1 tỷ đơn vị sản phẩm/năm sẽ giúp DHG gia tăng gấp đôi sản lượng hiện tại. Tháng 7 vừa qua DHG đã khởi công dự án và dự kiến hoàn thành vào năm 2024 với tiêu chuẩn Japan/EU-GMP.
Nhóm sản phẩm thuốc kháng sinh có nhu cầu thị trường ổn định và thiết yếu nên việc mở rộng công suất nhóm này sẽ giúp DHG đẩy mạnh thị phần trong nước và gia tăng hoạt động xuất khẩu thuốc trong tương lai.
4, CTCP Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định (mã CK: DBD)
Nhà máy thuốc điều trị ung thư Nhơn Hội sẽ giúp DBD tăng gấp 3 lần công suất hiện tại về sản phẩm thuốc điều trị ung thư. Ngoài ra DBD dự kiến nhận phê duyệt tiêu chuẩn EU-GMP cho nhà máy này vào năm 2023, giúp tăng khả năng đấu thầu và gia tăng thị phần tại kênh phân phối bệnh viện ở Nhóm 1, 2 và biệt dược.
Từ đó cải thiện chất lượng và giá bán sản phẩm so với hiện tại (do sản phẩm thuốc thuộc Nhóm 1 &2 có giá bán cao hơn khoảng 30% so với thuốc Nhóm 3-5 hiện tại của Dược Bình Định). Mảng thuốc điều trị ung thư được đánh giá có tiềm năng tốt và có thể giúp DBD tăng thị phần kênh bệnh viện lên mức gần 40% trong nhóm sản phẩm này.
=> THEO DÕI MÌNH VÀ THAM GIA GROUP THẢO LUẬN ĐỂ THAM KHẢO NHIỀU BÀI PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG, CỔ PHIẾU CHUYÊN SÂU HƠN NỮA NHÉ!!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận