24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Bình Minh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

WB: Kinh tế toàn cầu năm 2022 sẽ tăng trưởng chậm

Ngày 11/1, Ngân hàng thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ đi xuống rõ rệt trong năm 2022 trong bối cảnh các biến thể COVID-19 lan rộng, kết hợp với lạm phát, nợ và bất bình đẳng đã và đang làm gia tăng bất ổn.  

Kinh tế thế giới đang chậm lại

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu, WB dự báo mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống còn 4,1% trong năm 2022, thấp hơn so với mức 5,5% của năm 2021, thậm chí có thể giảm tiếp xuống còn 3,2% trong năm tới khi mà các chính phủ thu hẹp chương trình hỗ trợ tài chính và tiền tệ vốn được ban hành trong thời gian đại dịch.

Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 và năm 2022 thấp hơn 0,2% so với báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mà WB công bố hồi tháng 6 năm ngoái. Dự kiến, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng sẽ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong bản báo cáo công bố vào ngày 25/1 tới.

Dự báo tăng trưởng kinh tế mới nhất của WB đã đề cập đến sự hồi phục mạnh mẽ trong hoạt động kinh tế ở các nền kinh tế phát triển và đang phát triển vào năm 2021 sau khi sụt giảm vào năm 2020. Tuy nhiên, WB cảnh báo lạm phát kéo dài, các vấn đề về chuỗi cung ứng và lực lượng lao động cùng với sự xuất hiện của các biến thể mới có khả năng cản đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

“Các nước đang phát triển đang đối mặt với các vấn đề dài hạn nghiêm trọng liên quan đến tỉ lệ tiêm chủng thấp hơn, các chính sách vĩ mô toàn cầu và gánh nặng nợ" - Chủ tịch nhóm WB David Malpass cho hay.

Ông cũng đề cập tới các vấn đề về tỉ lệ đói nghèo, dữ liệu dinh dưỡng và sức khỏe cũng như tác động vĩnh viễn từ việc đóng cửa trường học. Ông chỉ ra, trẻ 10 tuổi ở các nước có thu nhập thấp và trung bình không thể đọc một câu chuyện cơ bản đã tăng từ 53% lên tới 70%.

Ông Ayhan Kose, Giám đốc Chương trình Báo cáo Triển vọng của WB, cho rằng tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới đang chậm lại rõ rệt trong khi chính phủ các nước có kế hoạch thu hẹp chương trình hỗ trợ và có nhiều rủi ro đối với kinh tế thế giới. Ông nêu rõ sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron cho thấy tình trạng gián đoạn tiếp diễn và việc hệ thống y tế bị quá tải do số ca mắc gia tăng có nguy cơ khiến dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm thêm 0,7%.

Cần nhiều chính sách để đối phó thách thức

Báo cáo của WB dự đoán tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển sẽ giảm xuống còn 3,8% trong năm nay, thấp hơn so với mức 5% trong năm ngoái và có thể giảm mạnh xuống còn 2,3% trong năm 2023. Tuy nhiên, WB cho rằng sản lượng và hoạt động đầu tư của những nền kinh tế này sẽ trở lại xu hướng trước đại dịch vào năm 2023.

Xét theo từng quốc gia, WB đã hạ tăng trưởng GDP của Mỹ trong năm 2021 xuống còn 5,6% và dự báo mức này sẽ giảm tiếp trong năm 2022 và năm 2023, lần lượt xuống còn 3,7% và 2,6%. Trong khi đó, tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong năm 2021 là 1,7%, thấp hơn 1,2% so với dự báo hồi tháng 6 năm ngoái, song sẽ tăng lên mức 2,9% trong năm nay.

Theo báo cáo, Trung Quốc dự kiến đạt mức tăng trưởng 8% trong năm 2021, thấp hơn 0,5% so với dự báo trước đó. WB cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ chậm lại, ở mức 5,1% trong năm 2022 và 5,2% trong năm tiếp theo.

Đối với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, WB dự báo tốc độ tăng trưởng của những nước này sẽ chậm lại ở mức 4,6% trong năm 2022, thấp hơn so với 6,3% của năm 2021 và tiếp tục giảm xuống còn 4,4% trong năm 2023.

WB cũng lưu ý rằng lạm phát gia tăng, vốn ảnh hưởng nặng nề đến người lao động có thu nhập thấp, đã ghi nhận ở mức cao nhất kể từ năm 2008 tại các nền kinh tế phát triển và cao nhất kể từ năm 2011 ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.

“Nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ cần phải sử dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ một cách thận trọng, đồng thời cần thực hiện những cải cách để giải quyết những hậu quả của đại dịch. Các chương trình cải cách cần được xây dựng để cải thiện đầu tư và vốn con người, giảm bất bình đẳng giới và khoảng cách thu nhập, cũng như đối phó với những thách thức của biến đổi khí hậu”- ông Ayhan Kose lưu ý.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả