menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hà Diệu Thu

WB cảnh báo tình trạng tắc nghẽn cửa khẩu ảnh hưởng năng lực giao thương

Giải quyết tắc nghẽn liên quan tới kết cấu hạ tầng là một trong những vấn đề quan trọng được thảo luận tại buổi công bố báo cáo Phát triển Việt Nam 2019 diễn ra ngày 15-1.

Ngân hàng Thế giới (WB) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố Báo cáo Phát triển Việt Nam 2019 với tiêu đề “Kết nối vì phát triển và thịnh vượng chung”, cùng với một trong những báo cáo đầu vào “Việt Nam: Kết nối chuỗi giá trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại”.

Tại hội thảo, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng kết cấu hạ tầng của Việt Nam phát triển không đồng đều. Dòng chảy giao thương của Việt Nam tập trung tại 1/4 tổng số cửa khẩu quốc tế, 2 sân bay, 5 cảng biển và 5 cửa khẩu đường bộ. Các cửa khẩu này xử lý tới 86% giá trị thương mại.

Bên cạnh đó, thương mại phát triển cũng đồng nghĩa với tình trạng tắc nghẽn quanh các cửa khẩu quốc tế và các điểm hải quan qua biên giới, theo người đứng đầu WB tại Việt Nam

Hệ thống giao thông nội địa hiện nay phụ thuộc rất lớn vào vận tải đường bộ, chiếm 3/4 tổng khối lượng hàng hóa. Việt Nam chưa tận dụng được mạng lưới sông ngòi tự nhiên rộng khắp do hệ thống cảng và bến thủy chưa phù hợp để đáp ứng khối lượng hàng hóa lớn. Việc sử dụng phương thức vận chuyển hàng hóa trong container còn tương đối hạn chế. Bên cạnh đó, mạng lưới đường sắt dài 2.600 km của Việt Nam vẫn còn lạc hậu.

Nhận định về nền kinh tế Việt Nam, ông Ousmane cho rằng, mặc dù “mặt trời vẫn tỏa nắng” nhưng “Việt Nam nên sửa nhà khi trời tốt”. Để đảm bảo mặt trời vẫn tiếp tục tỏa sáng ở Việt Nam cho dù mây đen bao phủ kinh tế toàn cầu, Việt Nam cần tập trung vào 3 vấn đề trọng tâm liên quan tới hạ tầng.

Thứ nhất, cần khai thác hợp lý kết cấu hạ tầng giao thông và cải thiện công tác phối hợp thay vì cạnh tranh lãng phí giữa các địa phương để sở hữu hạ tầng giao thông.

Thứ hai, cần hoàn thiện quy hoạch giao thông và quy hoạch không gian nhằm tăng cường kết nối và hội nhập chuỗi giá trị trong nước và quốc tế. Hiện tại, Việt Nam chưa có chiến lược cụ thể nào về kết nối hướng tới thúc đẩy thương mại và đầu tư vào giao thông.

Cuối cùng, WB cho rằng cần cải thiện khả năng tiếp cận thị trường cho các khu vực kém phát triển thông qua kết nối với các trung tâm kinh tế bằng cách ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông và kỹ thuật số giúp tối đa hóa khả năng tiếp cận thị trường.

Theo WB, Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng ước tính 7% trong năm 2019, nhanh hơn gấp 3 lần so với mức trung bình toàn cầu. Thành tựu ấn tượng này có được là nhờ hai yếu tố chính: tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng nhu cầu nội địa từ các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Động lực tăng trưởng chính của Việt Nam hiện nay là xuất khẩu, chủ yếu từ khối FDI. Do đó, một trong những yêu cầu đặt ra là Việt Nam phải tăng cường hội nhập và kết nối thị trường nội địa để thúc đẩy sự phát triển liên tục và thịnh vượng chung. Hơn nữa, việc này cũng nhằm đảm bảo rằng bất kỳ sự suy giảm tiềm năng nào trong xuất khẩu đều có thể được bù đắp bởi nhu cầu trong nước.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại