menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phương Thảo

"Vua tôm" Minh Phú thua lỗ do đâu?

Có nhiều nguyên do khiến Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UpCOM: MPC) - được mệnh danh là "Vua tôm" - ghi nhận kết quả lỗ trong quý III.

Theo báo cáo tài chính quý III/2023, Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UpCOM: MPC) ghi nhận doanh thu đạt hơn 2.993 tỷ đồng, giảm 41,8% so với cùng kỳ năm trước. Khấu trừ giá vốn, lợi nhuận gộp của “vua tôm” giảm gần 60% so với cùng kỳ, về còn gần 322 tỷ đồng.

"Vua tôm" Minh Phú thua lỗ do đâu?

9 tháng đầu năm, "vua tôm" Minh Phú lỗ gần 110 tỷ đồng và khó có thể hoàn thành kế hoạch lãi hơn 639 tỷ đồng năm 2023 do ĐHĐCĐ giao.

Không chỉ doanh thu hoạt động cốt lõi giảm mạnh, doanh thu từ hoạt động tài chính của MPC kỳ này cũng giảm 39%, xuống còn hơn 21 tỷ đồng. Các chi phí như chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ đều được doanh nghiệp cắt giảm so với cùng kỳ, nhưng vẫn không giúp “vua tôm” khỏi một quý thua lỗ, với mức lỗ sau thuế hơn 23,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 329 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo doanh nghiệp, nguyên nhân thua lỗ trong quý III năm nay là do doanh thu giảm. Bên cạnh đó, do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty nuôi tôm thương phẩm như Công ty TNHH Nuôi trồng thuỷ sản Minh Phú Lộc An, Công ty TNHH Thuỷ sản Minh Phú Kiên Giang và Công ty TNHH Sản xuất giống thuỷ sản Minh Phú Ninh Thuận chưa có hiệu quả.

Luỹ kế trong 9 tháng đầu năm 2023, “vua tôm” Minh Phú ghi nhận doanh thu đạt gần 7.466 tỷ đồng, giảm 46,2% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ ghi nhận lỗ gần 110 tỷ đồng, cùng kỳ lãi hơn 571. Với kết quả ảm đạm này, kế hoạch lãi hơn 639 tỷ đồng của MPC trong năm 2023 khó có thể về đích.

Không chỉ kết quả kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp ngành thủy sản này cũng đang gặp vấn đề lớn về dòng tiền, khi dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp ghi nhận âm 467,5 tỷ đồng; dòng tiền đầu tư ghi nhận âm gần 336 tỷ đồng và dòng tiền tài chính ghi nhận dương gần 372 tỷ đồng, chủ yếu do tăng vay nợ để bù đắp thâm hụt dòng tiền kinh doanh.

Tính tới 30/9/2023, tổng tài sản của MPC đạt hơn 10.973 tỷ đồng, tăng 3,2% so với đầu năm. Trong đó, tài sản chủ là tồn kho ghi nhận gần 5.651 tỷ đồng, chiếm 51,5% tổng tài sản, trong đó, tồn kho chủ yếu ghi nhận hơn 5.340 tỷ đồng thành phẩm, hàng hoá; hơn 236 tỷ đồng sản phẩm dở dang; hơn 140 tỷ đồng nguyên vật liệu...

Tài sản cố định của doanh nghiệp ghi nhận hơn 1.502 tỷ đồng, chiếm 13,7% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 1.375,5 tỷ đồng, chiếm 12,5% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn ghi nhận hơn 1.348 tỷ đồng, chiếm 12,3% tổng tài sản và các khoản mục khác.

"Vua tôm" Minh Phú thua lỗ do đâu?

Diễn biến thị giá cổ phiếu MPC trên thị trường.

MPC kinh doanh khó khăn thực tế không nghịch bối cảnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản tháng 10/2023 ước đạt trên 863 triệu USD, giảm nhẹ 5% so với cùng kỳ năm 2022. Tính đến hết tháng 10 năm nay, xuất khẩu thủy sản thu về gần 7,5 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, xuất khẩu, tôm chiếm 38% kim ngạch xuất khẩu thủy sản với giá trị trên 2,8 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 10, xuất khẩu tôm đạt khoảng 320 triệu USD, giảm 11% so với tháng 10/2022.

Theo VASEP, diễn biến xuất khẩu tôm trong những tháng cuối năm và năm 2024 phụ thuộc phần lớn vào những biến động trên thị trường Hoa Kỳ. Khối lượng nhập khẩu tôm bắt đầu hồi phục, tuy nhiên, giả nhập khẩu tôm của Hoa Kỳ vẫn thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Giá nhập khẩu giảm không chỉ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam và cả ngành tôm Ấn Độ cũng lao dao.

Ngành thủy sản đã trong tình trạng dư thừa tôm trên toàn thế giới trong hơn một năm. Tại Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc, giá nhập khẩu trung bình năm 2023 đã giảm lần lượt là 13,4%, 10% và 2,7%. Dự báo, tình hình tiêu thụ và nhập khấu tại Hoa Kỳ sẽ khả quan hơn trong tháng 11 và 12 này.

Mặc dù vậy, Trung Quốc hiện vẫn đang được đánh giá là thị trường quan trọng đối với tôm của Việt Nam và các doanh nghiệp vẫn có cơ hội với 2 phân khúc tôm sống và HOSO đông lạnh của thị trường này. Do Chính phủ Trung Quốc đang kích cầu tiêu thụ tôm ở thành phố cấp 2 và cấp 3, tạo cơ hội cho tôm tươi sống RAS nội địa mở rộng khách hàng. Người tiêu dùng Trung Quốc chuộng tôm tươi sống và họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm này.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả