24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Vũ Như Hoa
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Vụ Alibaba: Nhiều bị cáo cũng là bị hại

Ngày 10/12, phiên xét xử Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba) và các đồng phạm tiếp tục với phần xét hỏi của các luật sư.

Buổi sáng, các luật sư chủ yếu hỏi các bị cáo Huỳnh Thị Mình Thắng, Võ Thị Thanh Mai và Nguyễn Thế Lực về hành vi “rửa tiền”.

Theo cáo buộc, Nguyễn Thái Lực (em ruột Luyện) có 4 tài khoản cá nhân tại 4 ngân hàng khác nhau. Trong 2 tài khoản không sử dụng từ 8/2018, có 1 tài khoản thương gia tại Ngân hàng ACB, Chi nhánh Bình Triệu, đây là tài khoản Võ Thị Thanh Mai (vợ Nguyễn Thái Luyện) chuyển tiền và yêu cầu Lực rút tiền mặt giao lại cho Mai. Tài khoản này Nguyễn Thái Lực mở ngày 19/4/2018.

Vụ Alibaba: Nhiều bị cáo cũng là bị hại
Nguyễn Thái Luyện (bìa phải) và các bị cáo tại tòa.

Ngày 21/11/2018, Võ Thị Thanh Mai chỉ đạo Nguyễn Thái Lĩnh (em ruột Luyện) nộp 50 tỷ đồng vào tài khoản của Lực, sau đó chỉ đạo Lực rút, mở sổ tiết kiệm số tiền 50 tỷ đồng, kỳ hạn 6 tháng tại Ngân hàng ACB - PGD Bình Triệu. Nguồn gốc 50 tỷ đồng đều là tiền khách hàng thanh toán tiền mua nền đất tại Công ty Alibaba. Sau đó, theo chỉ đạo của Mai, Lực rút 31 tỷ đồng, mở sổ tiết kiệm cho Huỳnh Thị Kim Thắng đứng tên tại Ngân hàng ACB. Thắng đã ủy quyền sử dụng sổ trên cho Lực.

Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Mai, Huỳnh Thị Kim Thắng rút số tiền 18 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm, mua hai căn nhà tại địa chỉ 96A, 96B, Khu phố 6, phường Tân Tiến, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, cùng đứng tên Nguyễn Thái Lực, còn lại 13 tỷ đồng vẫn giữ trong sổ tiết kiệm.

Ngày 18/9/2019, Cơ quan CSĐT tổ chức Lệnh bắt và khám xét toàn bộ trụ sở Công ty Alibaba và các chi nhánh Công ty Alibaba. Cả ba đối tượng biết rõ số tiền 13 tỷ đồng còn lại trong sổ tiết kiệm nêu trên có nguồn gốc bất hợp pháp nhưng ngay hôm sau, tức ngày 19/9/2019, Mai chỉ đạo Huỳnh Thị Kim Thắng chuyển toàn bộ số tiền gốc và lãi hơn 13,9 tỷ đồng vào tài khoản do Mai đứng tên mở tại Ngân hàng ACB. Cùng ngày, Mai chuyển 13 tỷ đồng vào tài khoản của Lực, rồi chỉ đạo Lực rút ra và giao lại cho Mai.

Vụ Alibaba: Nhiều bị cáo cũng là bị hại
Một bị hại đang trình bày với các cơ quan truyền thông về nguyện vọng của mình về việc xử lý với số tiền đã đầu tư vào các dự án của Alibaba.

Khi được kêu lên hỏi về vấn đề “rửa tiền” giúp chị dâu, Nguyễn Thái Lực cho rằng : “Chị Mai nhờ bị cáo đi rút tiền 13 tỷ. Không nhớ nội dung chuyền tiền, chỉ biết từ tài khoản chị Mai chuyển qua và nhờ đi rút. Ngày 20/9/2019, Lực dùng xe ô tô Innova, đến ngân hàng ACB rút toàn bộ số tiền 13 tỷ (đựng trong 2 bao và 1 túi xách) đưa về trụ sở Công ty Alibaba. Đến nơi, Lực mang tiền giao cho Mai. Việc giao nhận không có ai chứng kiến, không có giấy tờ giao nhận”.

Tại CQĐT, về số tiền 13 tỷ đồng nêu trên, Mai khai đã sử dụng hết vào việc cá nhân và trả tiền vay bên ngoài, đến nay, Cơ quan CSĐT chưa thu hồi được.

Tại toà, lời khai của Huỳnh Thị Kim Thắng phù hợp với Nguyễn Thái Lực về số tiền nêu trên. Ngoài ra trong cáo trạng, Huỳnh Thị Kim Thắng còn khai nhận thêm việc đứng giúp Mai 1 sổ tiết kiệm 20 tỷ tại Vietcombank. Cơ quan điều tra đã thu hồi sổ tiết kiệm này.

Ngoài việc làm rõ Võ Thị Thanh Mai, Nguyễn Thái Lực và Huỳnh Thị Kim Thắng về hành vi rửa tiền, các luật sư còn hỏi nhiều bị cáo, trong đó hầu hết là những từng giám đốc đại diện pháp luật cho các công ty con của Công ty Alibaba để làm rõ vai trò, trách nhiệm của từng bị cáo.

Vụ Alibaba: Nhiều bị cáo cũng là bị hại
Nhiều người trong số bị hại là thân nhân của các bị cáo.

Hầu hết các bị cáo cho rằng họ không biết mình sai, vi phạm pháp luật bởi tin tưởng vào bị cáo Luyện và thực hiện theo chỉ đạo của Luyện, chỉ đến khi làm việc với CQĐT mới nhận thức được hành vi phạm tội.

Trả lời thẩm vấn của luật sư bảo vệ quyền lợi cho Võ Thị Thanh Mai và Nguyễn Thái Lực, bị cáo Nguyễn Thái Luyện tiếp tục khẳng định bản thân không lừa đảo. Trả lời thẩm vấn của luật sư, bị cáo Nguyễn Thái Luyện tiếp tục khẳng định không lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 2.000 tỷ đồng của 4.560 khách hàng như cáo trạng truy tố. Đồng thời, Luyện cho rằng vợ, em trai và nhân viên không có hành vi lừa đảo, rửa tiền như cáo trạng truy tố.

Theo lời khai của Luyện, Công ty Alibaba có vài trăm nghìn người đã ký kết hợp đồng, bình quân mỗi tháng công ty bán từ 1.500-2.000 sản phẩm. Luyện khẳng định, các hợp đồng ký với khách hàng là Hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chứ không phải là Hợp đồng chuyển nhượng đất.

Trong số những khách hàng ký hợp đồng mua đất nền của Alibaba, có nhiều khách là nhân viên của Alibaba, nhiều bị cáo trong vụ án cũng là bị hại. Chẳng hạn như bị cáo Nguyễn Trung Trường (cựu Giám đốc Công ty CP Địa ốc Long Thành Capital, công ty con của Alibaba) cùng vợ đã đầu tư tổng cộng 9 lô đất trong các dự án của Luyện với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng. Trường cho biết các lô đất của mình chưa sinh lời thì đã bị bắt và bị truy tố về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Suốt trong phần xét hỏi của HĐXX, đại diện VKS và các luật sư, nhiều bị cáo khai, do tin tưởng Luyện và bộ phận pháp lý của công ty nên mỗi khi nghe có dự án liền dốc hết tiền lương, tiết kiệm và thuyết phục người thân bỏ tiền mua đất dự án của Alibaba và biến họ thành bị hại.

Phiên tòa tiếp tục vào ngày 12/12

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả