VNN-Index còn tăng nữa chứ?
Nhìn vào con số PE forward 2022 dựa trên giả định như đã nêu ở PART 1 (Lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng mức trung bình 20-27%) có thể kết luận (về mặt số liệu) rằng thị trường chứng khoán việt nam đang rẻ hơn mức trung bình 10 năm gần nhất, nhưng việc duy trì được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế như giai đoạn trước không hề dễ dàng, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp đang gặp khó khăn sau dịch.
BANKS - TRỤ ĐỠ THIẾU ĐỘNG LỰC
Nhóm ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn hóa thị trường khó mà duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận như giai đoạn mới nới lỏng chính sách tiền tệ. Tổng nợ xấu toàn ngành tới hết Q3 đang ở mức 1.9%, vẫn trong tầm kiểm soát. Tổng dư nợ tái cơ cấu theo thông tư 03 cũng chỉ ở mức 2.6% tổng dư nợ, thấp hơn đỉnh ở mức 3.9% cuối năm 2020. Đối ngược lại, các ngân hàng đã trích lập cho nợ xấu ở mức kỉ lục; mức trích lập trên tổng dư nợ tới cuối Q3 đã đạt tới mức khoảng 120%, ở mức trung bình cao của khu vực. (ở một số ngân hàng dẫn đầu, tỷ lệ này còn cao hơn 200%). Tuy nhiên, doanh thu từ phí dịch vụ (chủ yếu từ bảo hiểm) không thể mãi duy trì với tốc độ hiện tại, rủi ro lạm phát dẫn tới mặt bằng lãi suất tăng lên khiến ngân hàng đứng giữa việc chấp nhận tăng trưởng tín dụng chậm lại hoặc tài trợ cho những phương án rủi ro hơn. Các câu chuyện về ROOM NGOẠI....còn chưa được public.
PEG VÀ KHỐI NGOẠI
Do đó, điều quan trọng hơn cả đó chính là chất lượng tăng trưởng hay PE được điều chỉnh theo mức độ rủi ro chứ không chỉ là PEG. Đây cũng chính là quan điểm của khối ngoại khi họ cân nhắc thị trường chứng khoán Việt nam như một cổ phiếu, đánh giá các yếu tố như kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, môi trường kinh doanh, vĩ mô rồi phân bổ vốn dựa trên tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro. Động thái đồng thuận bán ròng của Khối ngoại trong suốt vừa thời gian qua có thể thấy quan điểm của họ về mức độ rủi ro của thị trường Việt nam đã tăng lên hoặc tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp Việt sẽ khó khăn hay nói ngắn gọn là tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro không hấp dẫn bằng các thị trường phát triển khác. Dẫu rằng, họ bán ra tiền vẫn ở lại TTCK Việt Nam để chờ cơ hội. HIện tỷ lệ tiền mặt của Dragon Capital là 5,28% tương đương khoảng hơn 3.100 tỷ đồng.
2018 SẼ KHÔNG LẶP LẠI
Vậy, có thể tạm thời kết luận rằng, một giai đoạn giảm điểm mạnh như 2018 có thể sẽ không xảy ra, nhưng cũng không nên kỳ vọng về một giai đoạn hưng phấn như năm vừa qua sẽ được lặp lại. Tìm được cổ phiếu giá trị và khả năng quản trị danh mục sẽ là kĩ năng cần thiết để nhà đầu tư có lợi nhuận tốt. Thị trường sẽ trở nên khó khăn hơn, không chỉ bởi vì dòng tiền vào thị trường chứng khoán yếu đi, mà còn bởi vì chính trải nghiệm ăn bằng lần của nhà đầu tư giai đoạn vừa qua.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận