VNDirect: Ngành dệt may phục hồi theo nhu cầu tăng mạnh tại thị trường Mỹ và EU
Theo Báo cáo ngành dệt may vừa công bố, VNDirect kỳ vọng triển vọng ngành dệt may Việt Nam trong năm 2022 sẽ đi theo sau sự phục hồi của ngành dệt may Mỹ và EU.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong quý 3/2021 giảm 2.07% so với cùng kỳ và 0.91% so với quý trước, do hoạt động sản xuất bị ngưng trệ trong thời gian giãn cách xã hội, đặc biệt là ở khu vực miền Nam.
Tỷ trọng xuất khẩu dệt may 9 tháng đầu năm 2021:
Tuy nhiên, VNDirect kỳ vọng triển vọng ngành dệt may Việt Nam năm 2022 sẽ đi theo sau sự phục hồi của dệt may Mỹ và E.U.
Cụ thể, người tiêu dùng Mỹ và EU đã ghi nhận nhu cầu bị dồn nén mạnh mẽ sau khi gỡ bỏ lệnh phong tỏa. Kim ngạch nhập khẩu dệt may của Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2021 tăng 29.9% so cùng kỳ lên 82.2 tỷ USD, trong đó kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc tăng 24.5% so cùng kỳ. Trong khi đó, CPI đối với quần áo và phụ kiện quần áo của EU cũng tăng lần lượt 3.6% và 1.7% so cùng kỳ trong tháng 8/2021 và 9/2021.
Đà tăng trưởng lợi nhuận quý 4/2021-quý 1/2022 có thể giảm do thiếu lao động
Vitas dự báo ngành dệt may sẽ thiếu hụt lao động trầm trọng do người lao động có xu hướng về quê để tránh dịch và chưa quay lại làm việc ngay. Hơn nữa, theo kết quả khảo sát ngày 21/09 của Vitas và Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, 70% doanh nghiệp dệt may, da giày tham gia khảo sát đã bị nhãn hàng phạt do giao hàng muộn trong năm 2021.
VNDirect cho rằng sự thiếu hụt lao động có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng doanh thu trong quý 4/2021-quý 1/2022 của các công ty phía Nam như TCM, GMC và VGG.
Các doanh nghiệp sợi nội địa hưởng lợi từ thuế chống bán phá giá
Bộ Công Thương Việt Nam (MOIT) đã áp thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với Trung Quốc và các nhà sản xuất sợi nước ngoài khác, có hiệu lực kể từ tháng 10/2021. Theo quyết định của Bộ Công Thương, hầu hết nhà sản xuất Trung Quốc sẽ phải đối mặt mức thuế chống bán phá giá 17.45%. Trong khi các nhà sản xuất sợi của Ấn Độ, Indonesia và Malaysia sẽ lần lượt chịu mức 54.9%, 21.9% và 21.3%.
VNDirect cho rằng mục tiêu chính của việc áp thuế chống bán phá giá là Trung Quốc - nước xuất khẩu sợi tái chế chính vào Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2021, lượng sợi polyester nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 156,500 tấn, chiếm 60% tổng lượng sợi polyester nhập khẩu của Việt Nam, trong đó có 20,000 tấn là sợi tái chế.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận