VN-Index tăng mạnh nhất Châu Á
Thị trường chứng khoán vừa trải qua một phiên ngược dòng đầy ngoạn mục với hàng loạt cổ phiếu đổi màu từ xanh lơ sang tím.
Khởi đầu với tâm lý chán nản, VN-Index nhanh chóng giảm gần 40 điểm chỉ ít phút sau ATO cùng rất nhiều cổ phiếu sàn “trắng bên mua”. Tuy nhiên, cầu bắt đáy nhập cuộc mạnh mẽ sau đó đã kéo gần 300 mã cổ phiếu tăng hết biên độ trên cả 3 sàn.
VN-Index kết phiên tăng 31 điểm (+3,4%) lên mức 942,9 điểm qua đó lấy lại toàn bộ những gì đã mất trong phiên trước đó. Mức tăng dù kém đôi chút so với phiên 27/10 (+3,49%) nhưng rung lắc mạnh hơn rất nhiều với biên độ dao động lên đến 71,6 điểm. Tính từ đầu năm, con số này chỉ kém 2 phiên ngược dòng ngoạn mục vào ngày 26/4 và 17/5. Cần lưu ý rằng, ở vùng giá thấp hiện tại, biên độ dao động như phiên hôm nay là rất lớn.
Mức tăng 3,4% đã đưa VN-Index trở thành chỉ số tăng mạnh nhất Châu Á ngày 16/11. Thậm chí, chứng khoán Việt Nam còn đi ngược xu hướng điều chỉnh của hầu hết các thị trường lớn trong khu vực. Thành tích này khả quan hơn rất nhiều so với việc đứng đầu tất cả các bảng xếp hạng giảm mạnh nhất thế giới theo ngày, tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, từ đầu năm và từ đỉnh tính đến trước phiên hôm nay.
Không chỉ tăng mạnh về mặt điểm số, thanh khoản thị trường cũng cải thiện đáng kể với giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt 12.300 tỷ đồng, tăng gần 30% so với phiên trước và là mức cao nhất trong vòng hơn một tháng kể từ ngày 7/10. Đây là một tín hiệu tích cực mang đến hy vọng tạo đáy ngắn hạn cho thị trường sau giai đoạn giảm triền miên với lực cầu lặn mất tăm.
Khối ngoại tiếp tục là điểm sáng khi mua ròng phiên thứ 8 liên tiếp trên HoSE với giá trị gần 550 tỷ đồng Tính từ đầu tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng khoảng 6.800 tỷ đồng và là động lực chủ yếu chống đỡ thị trường trong bối cảnh nhà đầu tư trong nước vẫn đang loay hoay trong vòng xoáy call margin. Trong đó, dòng vốn từ khu vực Đông Á và Thái Lan vẫn “ồ ạt” chảy vào chứng khoán Việt Nam qua các quỹ ETF như Fubon ETF, Diamond ETF, VN30 ETF,...
16-11-2022 - 15:55 PM | Thị trường chứng khoán
Chia sẻ
Thanh khoản thị trường được cải thiện đáng kể với giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt 12.300 tỷ đồng, tăng gần 30% so với phiên trước và là mức cao nhất trong hơn một tháng.
TIN MỚI
Những “công thần" nào giúp VN-Index có cú “quay xe” về sát mốc 950 điểm, vốn hóa tăng thêm 121.000 tỷ đồng?
Phái sinh vẫn đang là cứu cánh cho nhà đầu tư khi chứng khoán cơ sở lâm nguy
Hàng loạt cổ phiếu ngân hàng đảo chiều ngoạn mục từ giá sàn lên giá trần
Thị trường chứng khoán vừa trải qua một phiên ngược dòng đầy ngoạn mục với hàng loạt cổ phiếu đổi màu từ xanh lơ sang tím. Khởi đầu với tâm lý chán nản, VN-Index nhanh chóng giảm gần 40 điểm chỉ ít phút sau ATO cùng rất nhiều cổ phiếu sàn “trắng bên mua”. Tuy nhiên, cầu bắt đáy nhập cuộc mạnh mẽ sau đó đã kéo gần 300 mã cổ phiếu tăng hết biên độ trên cả 3 sàn.
VN-Index kết phiên tăng 31 điểm (+3,4%) lên mức 942,9 điểm qua đó lấy lại toàn bộ những gì đã mất trong phiên trước đó. Mức tăng dù kém đôi chút so với phiên 27/10 (+3,49%) nhưng rung lắc mạnh hơn rất nhiều với biên độ dao động lên đến 71,6 điểm. Tính từ đầu năm, con số này chỉ kém 2 phiên ngược dòng ngoạn mục vào ngày 26/4 và 17/5. Cần lưu ý rằng, ở vùng giá thấp hiện tại, biên độ dao động như phiên hôm nay là rất lớn.
Mức tăng 3,4% đã đưa VN-Index trở thành chỉ số tăng mạnh nhất Châu Á ngày 16/11. Thậm chí, chứng khoán Việt Nam còn đi ngược xu hướng điều chỉnh của hầu hết các thị trường lớn trong khu vực. Thành tích này khả quan hơn rất nhiều so với việc đứng đầu tất cả các bảng xếp hạng giảm mạnh nhất thế giới theo ngày, tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, từ đầu năm và từ đỉnh tính đến trước phiên hôm nay.
Không chỉ tăng mạnh về mặt điểm số, thanh khoản thị trường cũng cải thiện đáng kể với giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt 12.300 tỷ đồng, tăng gần 30% so với phiên trước và là mức cao nhất trong vòng hơn một tháng kể từ ngày 7/10. Đây là một tín hiệu tích cực mang đến hy vọng tạo đáy ngắn hạn cho thị trường sau giai đoạn giảm triền miên với lực cầu lặn mất tăm.
Khối ngoại tiếp tục là điểm sáng khi mua ròng phiên thứ 8 liên tiếp trên HoSE với giá trị gần 550 tỷ đồng Tính từ đầu tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng khoảng 6.800 tỷ đồng và là động lực chủ yếu chống đỡ thị trường trong bối cảnh nhà đầu tư trong nước vẫn đang loay hoay trong vòng xoáy call margin. Trong đó, dòng vốn từ khu vực Đông Á và Thái Lan vẫn “ồ ạt” chảy vào chứng khoán Việt Nam qua các quỹ ETF như Fubon ETF, Diamond ETF, VN30 ETF,...
Một trong những yếu tố kích thích nhà đầu tư nước ngoài trở lại đến từ mức định giá hấp dẫn của chứng khoán Việt Nam. Tính cả phiên tăng mạnh hôm nay, P/E trailing của VN-Index (theo dữ liệu từ Bloomberg) cũng chỉ ở mức 9,8x, tương đương đáy Covid hồi cuối tháng 3/2020 và giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng 2011-2012.
Rất nhiều cổ phiếu Bluechips đầu ngành, đặc biệt trong nhóm ngân hàng, thép, chứng khoán đã rơi xuống mức định giá rẻ hiếm thấy, dưới giá trị sổ sách. Điều này đã mở ra cơ hội đầu tư với kỳ vọng mức sinh lời hấp dẫn trong dài hạn bất chấp những hoạt động thanh lọc thị trường có thể tạo ra những khó khăn trong ngắn hạn.
Trong báo cáo mới đây, SGI Capital nhận định thị trường đã đi sâu vào vùng quá bán tương ứng với vùng định giá rẻ lịch sử. Quỹ đầu tư nhấn mạnh “bản chất của TTCK luôn là biến động mạnh và rất khó dự báo ngắn hạn, nhà đầu tưu vượt qua được giai đoạn khủng hoảng hiện nay và bám trụ lại sẽ gặt hái được thành quả lớn khi thị trường và nền kinh tế quay trở lại chu kỳ tăng trưởng”.
So sánh với các thị trường ngang hàng, ACBS đánh giá chỉ số VN-Index vẫn duy trì được sức hút lớn hơn đối với nhà đầu tư dài hạn. ROE hiện tại của VN-Index là khoảng 15,4%, trong số các thị trường có tỷ suất sinh lợi cao nhất. Với mức tăng EPS dự kiến 21,7% cho năm 2022, CAGR EPS 3 năm từ 2020-2022 của Việt Nam khoảng 18,3%, cao hơn mức trung bình của ASEAN và mức trung bình của các thị trường khác.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận