VN-Index 'giậm chân tại chỗ' sau 10 tháng nhưng hàng loạt cổ phiếu vẫn tăng 'nóng'
Chỉ số VN-Index khép lại năm Nhâm Dần vào ngày 19/1/2023 ở mức 1.108 điểm. Trải qua 10 tháng, chỉ số VN-Index gần như "giậm chân tại chỗ" khi kết phiên 19/11/2023 ở mức 1.101 điểm. Tuy nhiên, rất nhiều cổ phiếu tăng rất mạnh so với thị trường chung, một mặt cho thấy trong số này có những "cổ phiếu mạnh" nhưng mặt khác, không loại trừ những cổ phiếu "ngáo giá".
Trải qua 10 tháng, chỉ số VN-Index gần như "giậm chân tại chỗ" khi kết phiên 19/11/2023 ở mức 1.101 điểm, giảm nhẹ 0,6% so với kết phiên 19/1/2023. Thế nhưng, rất nhiều cổ phiếu chứng khoán, thép, bất động sản tăng mạnh. Các nhóm ngành khác phân hoá, trong đó, cổ phiếu ngân hàng diễn biến khá ảm đạm.
Thống kê của VietnamFinance cho thấy, chứng khoán là nhóm ngành thăng hoa nhất bất chấp VN-Index "về chốn cũ". Một số cổ phiếu thậm chí còn tăng bằng lần như VIX tăng 140%, BSI tăng 127%, FTS tăng 110%. Kế đến là SHS tăng 75%, SSI tăng 54%, MBS tăng 54%, VCI tăng 36%. "Yếu" hơn là trường hợp của VND và HCM khi cùng ghi nhận mức tăng khoảng 20%.
Cổ phiếu thép cũng tăng rất mạnh khi HPG có thêm 25% giá trị. Trong khi đó, NKG và HSG lần lượt tăng 41% và 51% sau 10 tháng.
Cổ phiếu bất động sản nhà ở nhìn chung diễn biến khả quan hơn hẳn mặt bằng chung của thị trường. Ngoại trừ VHM giảm mạnh 25%, các cổ phiếu tiêu biểu khác đều tăng tốt, như: PDR tăng 98%, DIG tăng 55%, DXG tăng 41%, NLG tăng 30%, KDH tăng 25%, NLG tăng 14%.
Các nhóm ngành khác phân hoá rõ rệt. Đầu tiên có thể kể đến các cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp. Mặc dù SZC tăng 57%, ITA tăng 37%, IDC tăng 35%, KBC tăng 24% nhưng BCM lại giảm 27%, TID giảm 12% sau 10 tháng. Nhóm xây dựng ghi nhận một cổ phiếu tăng bằng lần, đó là CTD khi có thêm 113% giá trị. Bên cạnh đó, VGC tăng 35%, FCN tăng 24%, HTN tăng 21%. Ở chiều ngược lại, HBC và SCG lần lượt giảm 25% và 2,6%.
Với cổ phiếu bán buôn - bán lẻ, FRT là "ngôi sao sáng" khi ghi nhận mức tăng lên đến 71%. Vừa phải hơn là PET tăng 27% và DGW tăng 18%. PNJ và MWG tỏ ra kém hơn khi lần lượt mất đi 9,6% và 8,3% sau 10 tháng.
Cổ phiếu dầu khí ghi nhận sự suy giảm ở PLX (giảm 10,3%), GAS (giảm 6,4%) nhưng đi lên ở BSR (tăng 21%) và PVS (tăng 48%).
Ngay cả các cổ phiếu có tính phòng thủ cao như hàng tiêu dùng cũng phân hoá. Theo đó, QNS tăng 41%, MCH tăng 15%, MCM gần như "đứng im"; trong khi đó, SAB giảm 30%, VNM giảm 11% và BHN giảm 8%.
Tình hình tương tự ở các cổ phiếu đa ngành, tuy nhiên các "ông lớn" biến động tiêu cực hơn. Cụ thể, MSN giảm tới 37% sau 10 tháng, VIC giảm 226%, REE giảm 3,2%. Ngược lại, GEX tăng 50%, FIT tăng 10% và KDC tăng 1%.
Ảm đạm nhất là nhóm ngân hàng. Trong số 15 cổ phiếu ngân hàng tiêu biểu trên sàn HoSE, có tới 12 cổ phiếu biến động chưa đến 10% sau 10 tháng. 3 cổ phiếu "ngoại lệ" là LPB tăng 32%, SHB tăng 18% và OCB tăng 16%.
Các cổ phiếu tăng mạnh hơn hẳn thị trường chung, một mặt hàm chứa những cổ phiếu thu hút tốt dòng tiền, có nhiều động lực tăng giá nhưng mặt khác, không thể loại trừ trong số này có những cổ phiếu "ngáo giá", rủi ro giảm giá rất mạnh nếu thị trường diễn biến xấu. Ranh giới giữa "cổ phiếu mạnh" và "cổ phiếu ngáo giá" đôi khi khá mong manh.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận