Vinaconex: Giã từ An Khánh để vươn lên
Việc Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu & Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) thoái vốn khỏi An Khánh JVC được kỳ vọng sẽ giúp Vinaconex bứt phá trở lại.
Bất đồng quan điểm
Tranh chấp cổ đông lớn tại Vinaconex đã đến hồi ngã ngũ bằng việc Vinaconex quyết định rút hết 50% vốn tại Công ty liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC). Cùng với đó, nhóm cổ đông lớn là Bất động sản Cường Vũ và Đầu tư Start Invest cũng thoái toàn bộ vốn tại Vinaconex.
An Khánh JVC là chủ đầu tư dự án Khu đô thị Bắc An Khánh (Splendora). Với tổng diện tích 245ha, đây là một trong số ít dự án có quỹ đất lớn nhất ở Hà Nội hiện nay có tổng mức đầu tư dự kiến 2 tỷ USD. Ban đầu, doanh nghiệp này gồm 2 pháp nhân góp vốn làVinaconex và Công ty Xây dựng Posco E&C (Hàn Quốc), mỗi bên nắm 50%. Sau đó, Posco E&C đã chuyển nhượng toàn bộ 50% cổ phần nắm giữ choĐịa ốc Phú Long.
Những bất đồng trong quan điểm phát triển dự án Khu đô thị mới Bắc An Khánhcủa các nhóm cổ đông là nguồn cơn chính dẫn đến những mâu thuẫn kéo dài tại Vinaconex. Sự cân bằng trong cơ cấu vốn cũng đặt dự án vào thế khó, bởi bất cứ quyết định trọng yếu nào cũng phải được sự đồng thuận của cả hai bên.Việc các cổ đông có những ý kiến trái chiều, tranh cãi kéo dài, không tìm được tiếng nói chung gây ra nhiều thiệt hại.
Việc tái cấu trúc dự án này đã được HĐQT Vinaconexđề xuất với ĐHCĐ năm 2019 với hai phương án là Vinaconex sẽ chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp, hoặc đàm phán mua lại tại dự án này từ Địa ốc Phú Long. Tuy nhiên, sau hơn một năm, việc cơ cấu lại dự án này vẫn không có nhiều tiến triển.
Lý do các cổ đông cho rằng, phương án Vinaconex đàm phán mua lại toàn bộ cổ phần vốn của Địa ốc Phú Long tại An Khánh JVC là không khả thi, bởi Phú Long không có nhu cầu bán phần vốn của họ tại An Khánh JVC. Vì vậy, mấu chốt để giải quyết khúc mắc này là Vinaconex buộc phải thoái toàn bộ vốn góp tại An Khánh JVC.
Nguồn cơn của những khúc mắc
Quay trở về thời điểm năm 2018, khi hai cổ đông lớn là Tổng công ty kinh doanh vốn Nhà nước – SCIC và Viettel, nắm giữ 57,71% và 21,28% vốn của Vinaconex lên kế hoạch thoái vốn và cũng từ đây, sóng gió bắt đầu ập đến với Vinaconex, khiến doanh nghiệp này rơi vào vòng xoáy tranh chấp và kiện tụng.
Điều khiến thị trường cũng như giới chuyên gia bất ngờ ở thương vụ này là danh sách đăng ký mua cổ phần Vinaconex lúc bấy giờ có khá nhiều tên tuổi mới gồm cả doanh nghiệp vừa thành lập được 2 ngày và những đơn vị đang thua lỗ. Thậm chí có những người đang sinh sống ở một ngôi nhà là cửa tiệm tạp hoá cũngđứng tên cá nhân để đăng ký mua cả lô cổ phần Vinaconex với trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
Kết quả của thương vụ đấu giá cổ phiếu này là Công ty An Quý Hưng trúng thầu toàn bộ lô cổ phiếu VCG do SCIC nắm giữ tương đương 57,71% vốn điều lệ của Vinaconex, tương đương với giá trị chuyển nhượng là 7.367 tỷ đồng và trở thành cổ đông lớn nhất tại Vinaconex.
Cùng thời điểm, Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ cũng mua thành công lô cổ phiếu của Viettel và trở thành cổ đông lớn của Vinaconex sau khi chi ra2.002 tỷ đồng cho 21,28% vốn điều lệ. Tuy nhiên, sau đó, một cái tên khác điền tên vào danh sách cổ đông lớn của Vinaconex làCông ty TNHH Đầu tư Start Invest sau khi gom thành công gần 34 triệu cổ phiếu VCG (tương đương 7,57% vốn điều lệ) từ nhà đầu tư nước ngoài.
Điều đáng chú ý là cả ba cái tên An Quý Hưng, Bất động sản Cường Vũ và Đầu tư Start Invest đều là những cái tên rất mới và ít người biết đến, đặc biệt là các doanh nghiệp này có vốn điều lệ nhỏ hơn rất nhiều so với quy mô của Vinaconex.
Và những kỳ vọng mới
Sau thoái vốn của cổ đông Nhà nước và được thay máu bằng các doanh nghiệp mới, Vinaconex rơi vào vòng xoáy kiện tụng tranh chấp quyền lực giữa 2 nhóm cổ đông khiến hoạt động doanh nghiệp giảm sút, các kỳ vọng trước đó được đặt ra gần như tắt lụi. Trong tình thế này, nếu không có 1 bên gỡ thế khó, phát triển của Vinaconex hậu Nhà nước thoái vốn cũng có nguy cơ đi vào ngõ cụt. Thoái vốn khỏi Bắc An Khánh, khỏi dự án "tuyệt vời tuyệt mỹ" nhưng cũng là miền đất mà các bên cổ đông nhất quyết "nhìn nhau", chính là bước chọn tháo gỡ khó khăn cho Vinaconex.
Ngay sau khi thông tin thoái vốn tại An Khánh JVC được công bố, cổ phiếu VCG bật tăng từ mức giá 29.000đ/cp ngày 14/8, lên mức 35.000đ/cp ngày 26/8.
Nếu không thay đổi, không có một quyết định dứt khoát, Vinaconex từ một Tổng công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp và đầu tư hạ tầng tại Việt Nam có doanh thu hàng nghìn tỷ đồng, khó còn cơ hội giữ vị thế. Những kết quả kinh doanh với dòng tiền âm tới gần 2.000 tỷ đồng và tổng nợ phải trả lên đến 10.644 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là trên 6.800 tỷ đồng, đã thúc đẩy Vinaconex phải quyết định thoái vốn khỏi An Khánh JVC.
Việc HĐQT Vinaconex quyết định phương án chuyển nhượng toàn bộ cổ phần góp vốn tại An Khánh JVC, được giới chuyên gia đánh giá là phù hợp với tình hình hiện tại của Vinaconex. Đặc biệt là chấm dứt được khủng hoảng giữa các cổ đông lớn trong suốt 2 năm qua. Động thái này cũng đã khiến cổ phiếu VCG bật tăng trở lại từ mức giá 29.000đ/cp ngày 14/8, lên mức giá 35.000đ/cp ngày 26/8.
Điều mà nhà đầu tư quan tâm lúc này là Ban lãnh đạo Vinaconex sẽ có những hướng đi tiếp theo như thế nào để vực dậy con thuyền Vinaconex vốn đang ngập trong khoản nợ hàng chục nghìn tỷ đồng lên vị trí TOP 3 doanh thu trong ngành xây dựng như tham vọng của Chủ tịch HĐQT Đào Ngọc Thanh?
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận