menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trương Huy Hoàng

Việt Nam vững bước trên đường hội nhập quốc tế

Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới.

Hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế

Trong suốt chặng đường 35 năm đổi mới, Việt Nam đã chủ động và tích vực tham gia vào các thiết chế kinh tế đa phương và khu vực như gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995; Trở thành thành viên sáng lập của Diễn đàn kinh tế Á - Âu (ASEM) năm 1998; Là thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và đặc biệt là gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007. Những sự kiện này đã đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới.

Cho tới nay, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế - thương mại và đầu tư với trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổ; Tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực…

Chỉ tính riêng giai đoạn 5 năm vừa qua, Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết nhiều hiệp định thương mại với các đối tác lớn, chủ yếu là các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, tiêu chuẩn cao.

Việt Nam vững bước trên đường hội nhập quốc tế
Việt Nam tích cực tham gia ký kết các Hiệp định FTA, mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội

Về song phương, Việt Nam đã ký kết và thực thi FTA với Nhật Bản, Chile và Hàn Quốc. Về hợp tác nhiều bên, khu vực hoặc đa phương, Việt Nam ký kết và triển khai thực thi FTA với khối Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA).

Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam cùng các thành viên ký kết một loạt FTA với các nước đối tác gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand và Hồng Kông (Trung Quốc).

Ngoài ra, Việt Nam đang tiến hành đàm phán FTA với Khối Khu vực thương mại tự do Châu Âu (EFTA) gồm 4 nước là Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein.

Bên cạnh đó, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ví như một “siêu hiệp định”, bởi sự tham gia của 10 nền kinh tế ASEAN và 5 đối tác đa dạng các nền kinh, với quy mô 27.000 tỷ USD, tương ứng khoảng 30% tổng GDP toàn cầu; Tạo ra một thị trường lớn nhất thế giới với hơn 2,2 tỷ người tiêu dùng… cũng đã được ký kết vào ngày 15/11/2020.

Thông qua việc ký kết và thực thi hiệu quả các hiệp định thương mại, Việt Nam đã thể hiện rất rõ quan điểm “Việt Nam là một quốc gia nhất quán, chủ động, tích cực trong thực thi hội nhập và mở cửa”. Qua đó, nước ta khẳng định vai trò, hình ảnh, uy tín và vị thế của một “Việt Nam mới” trên trường quốc tế.

Dấu ấn Việt Nam

Trong 26 năm qua kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tích cực cùng với các nước triển khai nhiều thỏa thuận và kế hoạch hợp tác quan trọng của, đặc biệt là việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến các nước trong khối, Việt Nam không chỉ chủ trì thành công nhiều hội nghị ASEAN mà còn đóng vai trò điều phối ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng nhằm ngăn chặn tác động của đại dịch Covid-19.

Nhiều sáng kiến về hợp tác ứng phó với Covid-19 và phục hồi sau đại dịch đã được công bố và đưa vào triển khai trong năm 2020 như: Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19; Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp ASEAN; Khung chiến lược ASEAN về các tình huống khẩn cấp; Khung phục hồi tổng thể ASEAN và Kế hoạch triển khai; Tuyên bố ASEAN về Khung thỏa thuận hành lang đi lại ASEAN… đã thể hiện cách tiếp cận tổng thể, đồng bộ mang tính “cả cộng đồng” của ASEAN trong ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh, thích ứng và từng bước phục hồi toàn diện.

Việt Nam vững bước trên đường hội nhập quốc tế
Việt Nam được bầu là Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ (nhiệm kỳ 2020 - 2021) với với số phiếu cao kỷ lục 192/193 phiếu (Ảnh: TTXVN)

Kể từ năm 1977 khi chính thức gia nhập Liên hợp quốc (LHQ), Việt Nam tích cực tham gia vào nỗ lực chung của Liên hợp quốc trong việc giải quyết các vấn đề hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế, thúc đẩy quyền con người… Trong tháng 4/2021, Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an LHQ. Đây là kỳ Chủ tịch thứ hai của Việt Nam trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ 2020 - 2021.

Việc hai lần đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an trong một nhiệm kỳ là vinh dự, trọng trách của Việt Nam, cũng là cơ hội ghi dấu ấn Việt Nam với Hội đồng Bảo an nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.

Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng bảo an LHQ, đại diện các nước đánh giá cao vai trò của Việt Nam: “Chúng tôi rất chú trọng các vấn đề nhân đạo như khủng hoảng về lương thực, bạo lực tình dục với phụ nữ… Các vấn đề này đều đã được thảo luận rất rõ ràng trong tháng qua. Đã có cuộc thảo luận, Hội đồng Bảo an ra thông cáo chung với sự đồng thuận cao. Đó là nhờ vai trò Chủ tịch của Việt Nam. Có thể nói, Việt Nam không chỉ thực hiện đúng lời hứa trước khi bước chân vào Hội đồng Bảo an mà còn mở ra cánh cửa rộng cho các nước chủ tịch tiếp theo”, Đại sứ Geraldine B. Nason - Trưởng Phái đoàn Thường trực Ireland tại LHQ nhận định.

Đặc biệt năm 2021, cùng với việc cử đoàn tham gia hội thao Army Games tại nước ngoài, lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Việt Nam đăng cai tổ chức hai môn thi đấu tại Việt Nam gồm “Xạ thủ bắn tỉa” dành cho các tuyển thủ cấp quân đội và “Vùng tai nạn” dành cho các lực lượng cứu hộ, cứu nạn quân đội các nước.

Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, không chỉ là hoạt động của quân đội, thể hiện sự hợp tác hữu nghị giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam với quân đội các nước mà còn là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước, con người, Quân đội Nhân dân Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại