24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Dũng Chín
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Việt Nam đã “làm phẳng đường cong” COVID-19 và bước đi tiếp theo

Bằng những biện pháp mạnh mẽ, những tác động của dịch Covid-19 tới nền kinh tế Việt Nam thấp hơn so với các nước khác.

Chính phủ của hầu hết những quốc gia hiện đang “phong tỏa” đã bắt đầu chuyển trọng tâm từ việc chống COVID-19 sang việc mở cửa lại nền kinh tế, điều mà các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam cũng cần phải bắt đầu lên kế hoạch.

Nhóm nghiên cứu của VinaCapital cho hay, Chính phủ Việt Nam đang được thế giới đánh giá cao vì là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới đã “làm phẳng đường cong” biểu đồ dịch COVID-19, điều đó có nghĩa là tổng số ca nhiễm tại Việt Nam khá “bằng phẳng” theo thời gian.

Việt Nam đã “làm phẳng đường cong” COVID-19

Biểu đồ dưới đây cho thấy số ca nhiễm COVID-19 còn lại của Việt Nam kể từ trường hợp đầu tiên xuất hiện vào ngày 23/1/2020 đã phẳng hơn nhiều so với đường cong COVID-19 của các quốc gia khác.

Những quốc gia chậm trễ hơn trong việc ngăn chặn COVID-19 hoặc không tuân thủ những biện pháp tối ưu bảo vệ sức khỏe cộng đồng như đã được thực hiện tại Việt Nam, bao gồm: chiến dịch y tế cộng đồng rộng khắp trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, các biện pháp lần theo dấu/cách ly có hiệu quả dựa trên khoanh vùng các mối quan hệ cũng như thực hiện xét nghiệm với số lượng hợp lý (tính đến ngày 5/4, Việt Nam đã xét nghiệm cho khoảng 0,1% dân số so với khoảng 0,2% ở Anh).

Ngoài ra, Việt Nam đã thiết lập một hệ thống theo dõi không chỉ những người bị nhiễm bệnh (các bệnh nhân F0), mà còn COVID-19 giám sát một loạt những người có tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bị nhiễm và/hoặc bị nghi nhiễm.

Trong chế độ theo dõi COVID-19 của Việt Nam, những người bị nghi nhiễm COVID-19 hoặc đã tiếp xúc với bệnh nhân F0 được gọi là F1, những người đã tiếp xúc với bệnh nhân F1 được gọi là F2... và xác định lên tới F5.

“Không may là, có đến 1% số người nhiễm vi-rút COVID-19 sẽ chết vì căn bệnh này - mặc dù nghiên cứu mới nhất cho thấy, tỷ lệ tử vong của COVID-19 có thể thấp hơn nhiều so với 1%, và tỷ lệ này tại Việt Nam, với đặc điểm dân số trẻ, có thể sẽ thấp hơn nữa”, nhóm nghiên cứu của VinaCapital chia sẻ.

Một trong những ưu tiên chính của chính phủ các nước hiện nay là giảm bớt sự gia tăng đột ngột của tổng số ca nhiễm COVID-19 trong biểu đồ trên (đối với các nước Mỹ và châu Âu), bởi tình trạng quá tải tại các bệnh viện.

Rõ ràng, bệnh nhân COVID-19 không thể điều trị tốt nếu bệnh viện bị quá tải, nhưng những người có vấn đề sức khỏe khác, như đau tim hoặc ung thư cũng sẽ không thể được điều trị đầy đủ khi các bác sĩ cũng đang bị quá tải với các ca nhiễm COVID-19 và các nguồn lực y tế cũng đang tập trung cho dịch COVID.

Thêm vào đó, một số dữ liệu mới được công bố vào tuần trước so sánh số người chết ở một số nước châu Âu trong tháng 3 năm 2020 so với tháng 3 năm 2019. Số người chết trong năm nay rõ ràng cao hơn năm 2019, nhưng có vẻ như phần lớn số ca tử vong cao hơn trong năm 2020 thực tế là do những bệnh nhân cần điều trị cho các vấn đề y tế không phải COVID-19 đã không thể được điều trị đầy đủ.

Hiện tượng này là một vấn đề thậm chí còn lớn hơn ở các nước đang phát triển như Ấn Độ, Philippines và Việt Nam, đó cũng là lý do khiến Chính phủ Việt Nam nhận được lời khen ngợi từ khắp nơi trên thế giới vì đã “làm phẳng đường cong” biểu đồ dịch COVID, ngăn không cho các bệnh viện bị quá tải.

Việt Nam đã “làm phẳng đường cong” COVID-19 và bước đi tiếp theo

Tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế Việt Nam ít hơn các nước khác

Một cuộc thăm dò được thực hiện ở Mỹ vài ngày trước đã hỏi người Mỹ rằng họ lo ngại điều gì nhất liên quan đến COVID. Hơn một nửa số người Mỹ nói rằng lo ngại nhất về tác động của COVID-19 đối với họ là về mặt kinh tế, trong khi chỉ có 4% người dân ở Mỹ nói rằng mối lo ngại hàng đầu là bị nhiễm COVID.

Nếu cuộc thăm dò này được tiến hành tại Việt Nam, số người Việt Nam nói rằng mối lo ngại hàng đầu liên quan đến COVID-19 là tác động về mặt kinh tế COVID-19 - thay vì tác động về mặt sức khỏe - có thể còn cao hơn ở Mỹ, nhưng chúng tôi cho rằng việc xử lý khủng hoảng COVID-19 của Chính phủ Việt Nam sẽ phần nào giúp giảm bớt những lo ngại này.

Theo một nghiên cứu được xuất bản bởi nhà kinh tế học Robert Barro của Đại học Harvard vào tháng trước, nhiều quốc gia có thể phải chịu mức giảm tăng trưởng GDP tới 6% hoặc cao hơn trong năm nay, dựa trên tác động kinh tế của đại dịch nghiêm trọng trong quá khứ, như dịch Cúm Tây Ban Nha.

Trong khi đó, hầu hết các nhà kinh tế dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng 3,5-4% trong năm 2020 và thậm chí có thể cao hơn nữa, tùy thuộc vào hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng của Chính phủ.

Nhóm nghiên cứu của VinaCapital cho rằng: “Lý do khiến kinh tế của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng ít hơn – chỉ giảm 3,5% tăng trưởng GDP từ COVID, so với mức giảm 6-7% của nhiều quốc gia khác trên thế giới là các biện pháp y tế cộng đồng của Việt Nam đã rất hiệu quả mà Chính phủ không cần thiết phải đóng cửa hoàn toàn nền kinh tế”.

Trái ngược với hầu hết các quốc gia khác trên thế giới đang bị tấn công bởi COVID, nhiều nhà máy và trang trại của Việt Nam vẫn đang hoạt động và một số cửa hàng bán lẻ vẫn mở, do đó, tỷ lệ dân số vẫn tiếp tục làm việc cao hơn so với hầu hết các nước khác trên thế giới, mặc dù hiện nay nhiều trong số đó là làm việc tại nhà.

Cuối cùng, một yếu tố nữa sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua cơn bão kinh tế toàn cầu. Việt Nam sản xuất các sản phẩm cao cấp như điện thoại thông minh và máy ảnh kỹ thuật số, nhưng phần lớn các sản phẩm tiêu dùng được sản xuất tại Việt Nam vẫn là hàng hóa thứ cấp được xuất khẩu sang Mỹ và Châu Âu và được bán cho người tiêu dùng trong các chuỗi siêu thị giá rẻ như Walmart ở Mỹ và Carrefour ở Châu Âu.

Một số quốc gia ở châu Âu cũng đã bắt đầu lên kế hoạch mở lại nền kinh tế dựa trên thực tế là đường cong biểu đồ dịch COVID-19 (số ca nhiễm còn lại) và số lượng tử vong dường như đã đạt đỉnh, như có thể thấy trong biểu đồ dưới đây.

Cuối cùng, hầu hết các chính phủ đang hiệu chỉnh các biện pháp mở cửa lại kinh tế, dựa trên tốc độ giảm của số ca nhiễm COVID-19 còn lại và/hoặc số ca tử vong tính từ đỉnh (ví dụ, mức tăng đột biến trong các ca nhiễm COVID-19 còn lại của Ý trong biểu đồ trên, và tốc độ giảm dần sau đó là chỉ báo quan trọng cho những quyết định của các chính trị gia và giới chức y tế của Ý).

“Vì giới chức y tế của Việt Nam đã “làm phẳng đường cong” và vì Việt Nam chưa có trường hợp tử vong nào, chúng tôi hy vọng việc mở cửa lại kinh tế của Việt Nam sẽ diễn ra khá suôn sẻ”, nhóm nghiên cứu của VinaCapital cho hay.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả