Việt Nam chỉ chiếm 5% tổng giá trị xuất khẩu, 95% còn lại là của FDI (nước ngoài)
Cứ mỗi khi bàn về tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam, lại có rất nhiều “chuyên gia kinh tế”, nói rằng “phần của Việt Nam ít lắm, chỉ có 5% thôi”, “95% là của FDI, là nguyên vật liệu nhập khẩu, Việt Nam chỉ có chút nhân công, tiền điện nước, tiền đất, và bao bì đóng gói thôi”.
Tôi cho rằng, những người nói như vậy là những người thiếu thực tế, chưa bao giờ làm chủ doanh nghiệp hoặc làm lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, vì thế nên họ không biết được chi phí chi tiết cho sản xuất của mỗi ngành nghề như thế nào, họ cứ nói võ đoán là chỉ hết có 5% thôi, mà không hề có tính toán dựa theo thực tế của từng lĩnh vực sản xuất xuất khẩu.
Để bớt võ đoán và nói một cách thiếu căn cứ tôi thử tính toán chi phí sản xuất ở Việt Nam cho một số mặt hàng xuất khẩu mà tôi có đủ thông tin cơ bản, để mọi người cùng xem thực sự phần của Việt Nam được cỡ bao nhiêu % trong tổng giá trị xuất khẩu.
NGÀNH DỆT MAY
Theo công bố, ngành dệt may Việt Nam có 2.5 triệu lao động, năm 2022 xuất khẩu được 43.146 tỷ USD, trong đó 37.567 tỷ USD hàng dệt may, 4.714 tỷ USD hàng xơ, sợi dệt, 0.865 tỷ USD vải mảnh và vải kỹ thuật khác.
1) Chi phí hàng tháng cho một lao động dệt may: 13.1 triệu đồng, chi tiết như sau:
- Thu nhập tháng trung bình: 10 triệu đồng (Bao gồm cả tăng ca, tính trung bình cho cả chuyên gia nước ngoài, cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý doanh nghiệp, kỹ sư)
- Tiền bảo hiểm xã hội: 21% lương = 2.1 triệu đồng
- Tiền nhà xưởng, điện nước và các chi phí khác: 1.0 triệu đồng
2) Chi phí năm cho một lao động dệt may: 13.1 triệu x 13 tháng = 170.3 triệu ~ 6.980 USD
3) Tổng chi cho 2.5 triệu lao động dệt may: 2.5 triệu x 6.980 USD = 17.450 tỷ USD
4) Tỷ lệ chi phí cho người lao động trên tổng giá trị xuất khẩu ngành dệt may: 17.450 tỷ USD/43.146 tỷ USD= 40.44%
5) Các chi phí khác tại Việt Nam: Các phần nội địa hoá (bao bì, nhãn mác), chi phí logistics, các loại thuế, tạm tính cỡ 3.0%
6) Tỷ lệ Việt Nam được hưởng trên tổng giá trị xuất khẩu dệt may: 40.44%+ 3.0% = 43.44%.
Như vậy riêng ngành dệt may, phần của Việt Nam lên đến 43.44% chứ không ít, không phải 5% như “các chuyên gia kinh tế vẫn phát biểu”.
Có hai ngành khác có cấu trúc chi phí giống ngành dệt may, đó là ngành giầy da và ngành túi xách, vali, mũ, ô dù, với tổng giá trị xuất khẩu năm 2022 là 26.138 tỷ USD và 4.1 tỷ USD.
Như vậy tính cả 3 ngành: dệt may, giày da và túi xách, vali, mũ, ô dù, tổng giá trị xuất khẩu lên đến 73.384 tỷ USD, phần của Việt Nam lên đến 43.44% trên tổng giá trị xuất khẩu.
Chắc nhiều bạn sẽ thấy vô lý: tại sao phần Việt Nam lại nhiều thế nhỉ, Tây họ khôn lắm, họ đâu có ngu, họ bao giờ cũng chiếm phần lớn giá trị chứ. Đúng, Tây khôn lắm, họ chiếm phần lớn giá trị, nhưng đấy là phần họ hưởng ở bên ngoài Việt Nam, từ chênh lệch giữa giá bán cho người tiêu dùng với giá khi xuất khẩu tại Việt Nam. Giá trị khi xuất khẩu mà Việt Nam thống kê chính là giá mà các hãng dệt may, giầy da trả cho các nhà sản xuất (ví dụ hãng giày Nike trả cho nhà sản xuất PouYuen).
CÓ NHỮNG NGÀNH TỶ LỆ PHẦN VIỆT NAM CÒN LỚN HƠN
Đầu tiên là những mặt hàng của doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và xuất khẩu. Theo báo cáo chính thức thì năm 2022 phần xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam là 97.677 tỷ USD, chiếm 26.3% (năm 2023 chiếm 27.48%). Trong các mặt hàng doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu, thì các mặt hàng nông lâm sản, thuỷ hải sản, dầu thô, khoáng sản, gỗ và sản phẩm từ gỗ, mây tre, gốm sứ … là những ngành mà tỷ lệ nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài rất thấp.
Thứ hai là có ít nhất hai ngành chưa hề đưa vào trong thống kê về xuất khẩu hàng năm, đó là ngành phần mềm và ngành sản xuất, phát hành game online, lý do là nó không phải là mặt hàng kiểu chật chất, có xuất khẩu qua cửa khẩu như các hàng hoá truyền thống. Hai ngành phần mềm và game online, năm 2023 này mang về cỡ 8 tỷ USD xuất khẩu, là hai ngành mà giá trị của Việt Nam phải lên đến 80%-90% chứ không ít đâu.
KẾT:
Hy vọng các chuyên gia kinh tế bớt “chém”, bớt “đại khái”, nên đặt bút tính toán chi tiết một chút rồi hãy “chém”, không nên tiếp tục đưa những thông tin sai lệch kiểu “Việt Nam chỉ có 5%” như thế đến công chúng.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận