Việt Nam cần thị trường vốn và luật dành riêng cho doanh nghiệp start-up
Theo bà Thạch Lê Anh, người sáng lập, chủ nhiệm Vietnam Silicon Valley, ở Việt Nam chưa bao giờ có thị trường vốn cho đầu tư mạo hiểm vì vậy nó hạn chế sự phát triển của nhóm doanh nghiệp này.
Công nghệ, đổi mới công nghệ, sự liên kết giữa công nghệ và con người cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp start-up là những đề tài rất được quan tâm trong diễn đàn cải cách phát triển Việt Nam ngày hôm nay.
Trong bài phát biểu ngày hôm nay tại Diễn dàn cải cách và phát triển Việt Nam 2019, ông Dave Sivaprasad, giám đốc điều hành và thành viên hợp doanh của tập đoàn tư vấn Boston (BCG), trưởng văn phòng BCG tại Malaysia chỉ ra 50 đến 75% thời gian của cá nhân hiện nay là để làm công việc cá nhân có chất lượng cao, tốc độ đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn từ 2 đến 4 lần.
Các cuộc cách mạng công nghiệp có nhiều tác động quan trọng. Người ta thường tranh luận về tương lai? Tương lai là máy móc hay sẽ là gì? Theo ông Sivaprasad, tương lai là sự kết hợp giữa con người và máy móc, con người làm gì được với sự hỗ trợ của máy móc.
Ông Sivaprasad nhấn mạnh nếu người ta nghĩ đến cuộc cách mạng đầu tiên, đó chính là động cơ hơi nước, đây là khởi đầu của công nghiệp chế tạo vào khoảng năm 1880, chúng ta có nhà máy phát điện đầu tiên tại London và New York.
Các nhà máy chứng kiến sự mạnh mẽ của động cơ hơi, động cơ điện. Thế nhưng rồi sau đó đến năm 1900 cũng chỉ có 5% sản xuất được sản xuất tại nhà máy chạy động cơ hơi nước. Động cơ điện thay đổi bản chất của hoạt động trong nhà máy, vì vậy để thay đổi sản xuất cũng phải dần đào tạo nhân lực sử dụng động cơ điện, lực lượng lao động thay đổi.
Cuộc cách mạng lần này rất khác, nếu ta nhìn vào tương lai, có rất nhiều tiềm năng tăng cường tương tác giữa con người và máy móc, nổi bật nhất với robot, công nghệ trí tuệ nhân tạo. Bối cảnh này cũng buộc các doanh nghiệp phải tăng trưởng thật nhanh chóng và toàn diện. Tương lai sẽ là sự kết nối tương tác giữa con người và máy móc.
Có ba điểm quan trọng mà chúng ta cần chú ý: Chiến lược và mục đích công ty phải có sự hài hòa; Công nghệ bao gồm dữ liệu và nền tảng số; Kỹ thuật làm việc.
70% sự đổi mới sẽ là thay đổi cách thức chúng ta làm việc và 30% là thay đổi về công nghệ.
Cần thay đổi cách ứng xử với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Việt Nam và Indonesia có nhiều tương đồng về trình độ phát triển, chúng ta cần đến sự tương tác giữa con người và máy móc nhưng chúng ta cũng vẫn cần phải đi từng bước để phát triển để nâng cao năng lực. Trong giai đoạn vừa qua, chúng ta đã làm rất tốt, nhưng với doanh nghiệp vừa và nhỏ nên làm thế nào? Indonesia cũng gặp vấn đề tương tự Việt Nam khi ứng xử với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chúng ta có thể nhìn vào Trung Quốc và Đài Loan như những ví dụ thành công. Chúng ta vẫn có thể nhảy vọt và bỏ qua.
Trong lĩnh vực xe ô tô điện, phát triển lĩnh vực này có thể giúp đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững và có bước nhảy vọt. Chúng ta cũng nói đến sự phát triển và hóa nhập theo nhiều cách, chúng ta có thể bắt đầu với cửa hàng nhỏ hay doanh nghiệp nhỏ, Go-Jek có thể coi như ví dụ áp dụng công nghệ mang đến thay đổi cho cuộc sống người dân. Dù vậy vẫn cần đến sự cộng hưởng giữa con người và công nghệ.
Cần có một thị trường vốn dành cho doanh nghiệp start-up
Theo bà Thạch Lê Anh, người sáng lập, chủ nhiệm Vietnam Silicon Valley, ở Việt Nam chưa bao giờ có thị trường vốn đầu tư mạo hiểm chính vì vậy mong muốn của những doanh nghiệp mới là có một sân chơi, nguồn vốn như vậy. Các quỹ này sẽ giúp giảm đi rủi ro trong giai đoạn mới đầu tư.
Đầu tư mạo hiểm tại Mỹ mỗi năm có thể thu về từ 60 đến 70 tỷ USD. Con số trên chỉ chiếm 0,23% đến 0,37% GDP của Mỹ nhưng lại tạo ra đến 21% GDP. Các doanh nghiệp được đầu tư bởi quỹ đầu tư mạo hiểm tạo ra 11% việc làm Mỹ. Trong tổng số 1330 công ty đã thực hiện IPO từ năm 1979 đến năm 2013, 43% được đầu tư bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Bà Thạch Lê Anh thể hiện nguyện vọng mong muốn có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp start-up: “Chúng tôi là nhà đầu tư rất mong Việt Nam có hành lang cho đầu tư mạo hiểm, nghị định 38 cho đến nay là không đủ. Chúng ta có thể có các công ty quản lý quỹ, hoặc các công ty đầu tư nhà nước thông qua công ty quản lý quỹ để đầu tư cho các start-up. Chúng tôi mong muốn thật sự có một thị trường vốn dành cho start-up. Chúng tôi cũng mong mỏi Việt Nam có một bộ luật dành cho đầu tư mạo hiểm. Nhờ vậy chúng ta sẽ có những hiệp hội cần thiết. Nếu như được phép, chúng tôi sẵn sàng đầu tư với chính phủ”.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận