menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Anh Dũng

Việt Nam cần một gói hỗ trợ 93.000 tỷ cho năm 2021

TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho rằng, Chính phủ nên sớm xem xét ban hành các gói hỗ trợ bổ sung với quy mô khoảng 93 nghìn tỷ đồng (tương đương 1,48% GDP năm 2020) để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vào năm 2021.

Trong nghiên cứu mới đây của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã đưa khuyến nghị tới Chính phủ về gói hỗ trợ tài chính và tài khoán lần 2 cho người dân, doanh nghiệp phục hồi hậu COVID-19.

Cụ thể, theo thống kê của IMF, tính đến tháng 1/2021, thế giới đã cam kết chi khoảng 14.363 tỷ USD, tương đương 13,5% GDP thế giới năm 2020 cho các gói hỗ trợ phục hồi do COVID-19. Riêng Mỹ đã có 3 gói hỗ trợ với tổng giá trị khoảng 5.400 tỷ USD, tương đương khoảng 25,5% GDP năm 2020.

Về các gói tiền tệ, giá trị mua tài sản (chủ yếu là trái phiếu) chiếm khoảng 17% (khoảng 0,5% GDP), bảo lãnh DN vay vốn chiếm khoảng 58,4% (4% GDP) và hỗ trợ lãi suất (giảm, cho vay lãi suất ưu đãi...) chiếm khoảng 24,6% (1,6% GDP).

Các gói hỗ trợ khổng lồ (cao hơn 3-4 lần các gói kích thích giai đoạn 2008-2009) cùng với lãi suất giảm về mức thấp đã khiến “tiền rẻ” chảy mạnh vào các kênh đầu tư như chứng khoán, vàng, tiền kỹ thuật số, bất động sản...v.v. Kể từ đầu năm 2020 đến hết ngày 23/3/2021, chỉ số Dow Jones (Mỹ) đã tăng gần 15%, chỉ số MSCI Châu Á tăng 21,8%, giá bất động sản tăng bình quân trên 40 thị trường khoảng 7,6% trong bối cảnh các nền kinh tế vẫn bị tác động nặng nề bởi dịch bệnh đã làm gia tăng nguy cơ về rủi ro bong bóng tài sản toàn cầu.

Trong năm 2020, nhằm đối phó với những tác động của đại dịch COVID-19, Việt Nam đã sớm đưa ra 4 gói hỗ trợ với tổng giá trị công bố hơn 1,1 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên tổng giá trị thực - tức là tổng chi phí mà Chính phủ và hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) cam kết bỏ ra ước tính khoảng 184,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 2,94% GDP năm 2020.

Theo nhóm nghiên cứu của BIDV, có thể thấy việc triển khai gói tài khóa và an sinh xã hội còn chậm, mới đạt khoảng 46% giá trị các gói tài khóa và 20,6% gói an sinh xã hội, đã phần nào ảnh hưởng tới hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.

Nguyên nhâncủa tình trạng này cơ bản là do: điều kiện đặt ra ban đầu chưa phù hợp, chưa rõ ràng,chưa sát thực tiễn; quy trình, thủ tục còn phức tạp, xử lý lâu khiến nhiều doanh nghiệp engại; nhiều DN rất khó khăn, làm ăn thua lỗ nên không phát sinh nghĩa vụ nộp thuế; khâu truyền thông, công khai minh bạch thông tin và mẫu biểu trên mạng chưa tốt, dẫn đến nhiều DN chưa biết cụ thể các chính sách hỗ trợ; và việc phối kết hợp triển khai tại một số đơn vị, địa phương còn chậm.

Đưa ra khuyến nghị về gói hỗ trợ năm 2021, TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả cho rằng: Chính phủ cần khẩn trương rà soát, đánh giá kết quả triển khai các gói hỗtrợ năm 2020; từ đó rút ra mặt được và chưa được; làm cơ sở, tiền đề cho việc thiết kế các gói hỗ trợ tiếp theo. Trong đó, đối với gói tiền tệ - tín dụng, cần sớm sửa đổi Thông tư 01 (mở rộng đối tượng hỗ trợ và gia hạn thời gian giãn, hoãn nợ, cân nhắc thời điểm phải chuyển nhóm nợ và lộ trình trích lập dự phòng rủi ro cho phù hợp để giảm bớt khó khăn cho các TCTD, tránh nợ xấu tăng đột biến; qua đó tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp).

Tiếp theo, sớm xem xét ban hành các gói hỗ trợ bổ sung với quy mô khoảng 93 nghìn tỷ đồng (tương đương 1,48% GDP năm 2020). Trong đó, gói tài khóa khoảng 45 nghìn tỷ đồng, tương đương 0,71% GDP để điều chỉnh giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với DNNVV; tăng cho vay qua quỹ DNNVV, khởi động hoạt động thực chất của quỹ bảo lãnh vốn DNNVV; giãn hoãn thuế, tiền thuê đất.

Gói thứ 2 là tiền tệ - tín dụng với trị giá khoảng 8.000 tỷ đồng (0,12% GDP) bao gồm: tiếp tục cho vay lãi suất ưu đãi cho một số đối tượng rõ ràng, có lộ trình kết thúc với tiêu chí và điều kiện cụ thể; tạo điều kiện để các TCTD đẩy mạnh cho vay DNNVV; thuc sđẩy gói nhà ở xã hội...

Gới thứ 3 là gói an sinh xã hội, cho phép gia hạn thực hiện các gói hỗ trợ năm 2020 đến hết tháng 6/2021, với giá trị còn lại là 36.900 tỷ đồng, khoảng 0,6% GDP.

Cùng với đó, Chính phủ cũng cần xây dựng kế hoạch, phương án thoái lui các biện pháp hỗ trợ khi nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng vững chắc nhằm hạn chế các rủi ro lạm phát tăng lên, thị trường tài sản (chứng khoán, bất động sản...) tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ bong bóng.

Cuối cùng là tiếp tục phối hợp với các tổ chức quốc tế (WHO, Liên minh COVAX...) và các tổ chức sản xuất vaccine để sớm có đủ lượng vaccine cho Việt Nam. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền về sự cần thiết của việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 để người dân yên tâm thực hiện; thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, sản xuất vaccine tại Việt Nam.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
3 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại