[Video] VNINDEX rơi vào trạng thái “tàu lượn”, nguyên nhân do đâu?
Thực tế, tại TTCK Việt Nam giao dịch của các nhà đầu tư cá nhân chiếm hơn 80% tức khoảng 15-16k tỷ / ngày so với tổng thanh khoản thị trường và vượt trội so với nhóm tổ chức nội và ngoại.
Vậy có thể suy ra cốt lõi vấn đề “tàu lượn” của thị trường được bắt nguồn từ ba yếu tố sau:
Định giá thị trường và tiềm năng tăng giá (upside)
Mặc dù chúng ta là chỉ số rẻ thứ 2 khu vực chỉ sau TQ nhưng đây lại là chỉ số tham chiếu là chính chứ không phải chỉ số định hướng. Đơn giản có thể nhìn vào lãi suất cơ bản - nền tảng và kỳ vọng của lợi tức khi đầu tư vào cổ phiếu. Việt Nam được lợi điểm là ROE tốt nhưng cũng chứa rủi ro tiềm ẩn cho việc lãi suất tăng trở lại. Ngoài ra trụ của thị trường hầu hết là nhóm ngành thâm dụng vốn và ít giá trị gia tăng như tài chính ngân hàng, bđs, xuất khẩu thuỷ hải sản, gỗ,...
Tỷ trọng của các nhóm ngành công nghệ, nhóm công nghiệp, tiêu dùng hay các kì lân đều còn thiếu. Sự kỳ vọng hợp lý và backtest trong quá khứ cho thấy PE của thị trường đã ở vùng hợp lý quanh 20x này. Để có thể tăng upside này lên thì cần rất nhiều việc phải làm trong đó cốt lõi là giá trị gia tăng của nền kinh tế.
Thị trường Việt Nam - Triển vọng tươi sáng trong dài hạn
Có thể giai đoạn này thị trường cần một nhịp nghỉ bởi vùng trũng thông tin, nhưng rồi sẽ nhanh chóng qua đi khi sự cải cách thể chế và môi trường kinh doanh đã và đang là động lực lớn cho nền kinh tế. Một ví dụ điển hình là Vinfast hiện đang gây tiếng vang rất lớn khi xác suất cao sẽ trở thành công ty Việt Nam IPO và niêm yết tại Mỹ thành công với định giá hơn 50 tỷ USD.
Thập kỷ này vẫn là thập kỷ vàng của Việt Nam và sự ý thức chuyển mình, khẳng định vị thế cũng như tiến lên về kinh tế và vị thế quốc gia đã được nhìn nhận và đây là tín hiệu tích cực nhất cho nhà đầu tư trong một xu hướng dài hạn.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận