[VIDEO] Khối ngoại bán ròng mang tiền đi đâu?
Trong phiên giao dịch 05/12/2023, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng kỉ lục hơn 1500 tỉ (cao nhất trong lịch sử ) gây hoang mang cho nhiều nhà đầu tư.
Lý giải cho nhịp bán ròng từ khối ngoại trong phiên giao dịch ngày hôm nay, nhà đầu tư cho rằng việc bán ròng phần lớn đến từ câu chuyện cơ cấu lượng chứng chỉ quỹ hoán đổi, một số cổ phiếu vượt quá tỉ lệ sở hữu nước ngoài sẽ bị bán trở lại thị trường.
Danh sách các cổ phiếu bị bán do tỉ lệ sở hữu nn vượt quá quy định, thông tin mang yếu tố truyền miệng chưa được xác thực, chỉ mang tính chất tham khảo.
Tuy nhiên, nếu xét về khối lượng bán ròng của khối ngoại phiên hôm nay thì vượt xa rất nhiều so với việc cơ cấu chứng chỉ quỹ đơn thuần. Và khối ngoại cũng đã cho tín hiệu rút ròng trong nửa năm vừa qua.
Việc nước ngoài bán ròng về lý thuyết, bắt nguồn từ 2 nguyên nhân chính:
1. Rủi ro mất giá tiền việt
Hiên tại, Chính sách tiền tệ Việt Nam (nới lỏng) vẫn đang đi ngược hoàn toàn so với chính sách tiền tệ chung của nền kinh tế thế giới (thắt chặt). Điều này dẫn đến lo ngại về tỉ lệ lạm phát tăng cao trong vài năm tới, gây mất giá đồng tiền và các loại tài sản tài chính ngắn hạn. Nên ngắn hạn, dòng vốn FDI sẽ có xu hướng dịch chuyển ra khỏi Việt Nam để quản trị rủi ro.
2. Tìm kiếm kênh đầu tư hấp dẫn hơn
Đồng thời, với môi trường lãi suất kém hấp dẫn và tình hình phục hồi kinh tế chưa thực sự khả quan. Một số quốc gia đang có môi trường lãi suất tốt hơn sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với dòng tiền quốc tế. Lấy một ví dụ đơn giản: Với lãi suất tiền gửi VND tại VCB thực tế hiện tại duy trì quanh mốc 4% - 5%/năm. Trong khi lãi suất tiền đô hiện tại dao động quanh mốc từ 5%-6%/năm (thực tế có thể cao hơn). Như vậy giữ tiền đô thôi cũng đã hấp dẫn hơn rất nhiều tiền Việt. Nên việc các dòng vốn quốc tế phân bổ lại nguồn vốn và tìm kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn là dễ hiểu.
Việc khối ngoại rút ròng tác động như thế nào đến thị trường chứng khoán Việt Nam:
Thị trường chứng khoán Trung Quốc và Việt Nam nửa cuối 2023 có sự tương đồng nhất định về cả xu hướng, dòng tiền nước ngoài liên tục bán ròng và chính sách tiền tệ cũng giống nhau (đều nới lỏng). Nhưng bản chất nội tại của thị trường và nền kinh tế nói chung là hoàn toàn khác nhau.
Trung Quốc thập kỉ vừa qua được mệnh danh là công xưởng của thế giới, nền kinh tế vận động dựa trên công nghiệp và xuất nhập khẩu. Nên dòng vốn FDI chi phối mạnh nền kinh tế lẫn thị trường tài chính. Nên từ 2018, cuộc chiến tranh thương mại Mĩ Trung đã chỉ ra rất nhiều lỗ hổng trong hệ thống nguồn vốn và cách kiểm soát vốn ngoại của Trung Quốc. Đối với Việt Nam, dòng vốn ngoại vẫn đang được kiểm soát rất tốt và vẫn có sự cân bằng giữ dòng vốn ngoại và quốc nội. Nên có thể thấy rõ, tác động từ cuộc duy thoái kinh tế năm 2022 - 2023 vừa qua vẫn khá “nhẹ nhàng” đối với Việt Nam cho tới hiện tại.
Việc thị trường chứng khoán tăng giảm còn cần thêm rất nhiều yếu tố tác động, khối ngoại là 1 phần trong đó. Nên theo quy luật cơ bản, nếu tổng cầu lớn hơn tổng cung, không khó để thị trường có thể tiếp diễn xu hướng tăng dù khối ngoại có bán ròng mạnh.
Để hiểu chi tiết, mời nhà đầu tư theo dõi video sau:
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận